Monday, November 25, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ bắt sinh viên tại Mỹ hoạt động gián điệp

TQ bắt sinh viên tại Mỹ hoạt động gián điệp

CSSA (Hiệp hội Học giả Sinh viên Trung Quốc) luôn công khai tuyên bố rằng họ là đoàn thể được lãnh sự quán địa phương của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo và bảo trợ.

Đại học Harvard

Một số học giả Mỹ gần đây tiết lộ rằng CSSA, trên danh nghĩa là một kênh xã hội để giúp sinh viên Trung Quốc thích nghi với cuộc sống ở hải ngoại, nhưng thực chất lại một tổ chức mà ĐCSTQ mở ra ở Hoa Kỳ để thu thập thông tin tình báo lâu dài và điều hành các hoạt động gián điệp bằng cách khống chế lưu học sinh ở hải ngoại, theo Sound of Hope ngày 9/1.

Các cuộc điều tra cho thấy, CSSA kiểm soát sinh viên Trung Quốc và đàn áp quyền tự do ngôn luận trong khuôn viên các trường đại học Mỹ. Hiện tại, hiệp hội này có chi nhánh tại hơn 100 trường đại học tại Mỹ. Theo điều lệ CSSA của Đại học St. Louis ở Missouri, tổ chức này được Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago “trực tiếp lãnh đạo và hỗ trợ”; Trong điều lệ CSSA của 26 trường đại học ở Tây Nam Mỹ cũng quy định rõ, lãnh sự quán Trung Quốc tại Los Angeles đóng vai trò là đầu mối liên lạc. CSSA phải tiếp thu các chỉ thị của lãnh sự quán, thậm chí ứng cử viên cho vị trí chủ tịch cũng phải được lãnh sự quán chấp thuận; Điều lệ CSSA của Đại học Tennessee cũng xuất hiện trong “Thỏa thuận tiếp nhận tài trợ từ Đại sứ quán Trung Quốc” và các nội dung liên quan khác.

Ông Tạ Điền, ​​hiện là phó giáo sư tại Trường Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam Carolina tại Aiken, nói rằng sự kiểm soát của ĐCSTQ đối với CSSA không phải mới chỉ bắt đầu gần đây. Khi ông đến Mỹ vào năm 1986 để làm nghiên cứu sinh về hóa học tại Đại học Purdue ở Indiana, ông đã sốc khi phát hiện ra rằng CSSA ở đó đã bị “kiểm soát chặt chẽ” bởi lãnh sự quán ĐCSTQ ở Chicago.

Giáo sư Tạ cho biết vào thời điểm đó, lãnh sự quán ĐCSTQ đã cử người theo dõi ông và các sinh viên có tư tưởng dân chủ khác trong khuôn viên trường. Họ cũng báo cáo danh tính và hoạt động của ông cho lãnh sự quán.

Vì không hài lòng với sự kiểm soát chặt chẽ của ĐCSTQ, ông bắt đầu thúc đẩy cải cách trong CSSA, và cuối cùng trở thành phó chủ tịch. Hai năm sau, CSSA dưới sự lãnh đạo của ông đã cắt bỏ quyền kiểm soát của lãnh sự quán ĐCSTQ. Sau khi liên đoàn sinh viên trở nên độc lập, lãnh sự quán ĐCSTQ đã chấm dứt tài trợ và các hỗ trợ khác.

Giáo sư Tạ cũng nói rằng sau năm 1964, một số sinh viên Trung Quốc đã thoát khỏi sự khống chế của lãnh sự quán ĐCSTQ và trở nên độc lập. Tuy nhiên, khi nhóm sinh viên hải ngoại này tốt nghiệp, họ lại rơi vào tay ĐCSTQ. Ông nói rằng sau khi ĐCSTQ một lần nữa kiểm soát CSSA, nó đã xây dựng một “kế hoạch khống chế và gây ảnh hưởng toàn diện đối với sinh viên nước ngoài tại Hoa Kỳ”. Các lưu sinh viên hải ngoại lại bị CSSA và lãnh sự quán giám sát và đàn áp quyền tự do ngôn luận.

Ông cho biết, khoảng năm 2004, khi ông dạy tại Đại học Drexel ở Pennsylvania, ông đã sắp xếp giúp nhà kinh tế học nổi tiếng Hà Thanh Liên có bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Sinh viên Trung Quốc của trường, nhưng chủ tịch câu lạc bộ đã hủy bài phát biểu này vì bị áp lực. “Mặc dù chủ tịch không thừa nhận rằng có ai đã gây sức ép với ông ấy, nhưng đây rõ ràng là việc can dự của CSSA hoặc lãnh sự quán Trung Quốc”.

Giáo sư Tạ cũng cho biết, vào năm 2017, sinh viên Trung Quốc Dương Thục Bình đã có bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của Đại học Maryland, ca ngợi quyền tự do của người Mỹ và nói rằng tại Mỹ, cô có thể tìm thấy “không khí tự do ngôn luận trong lành” mà không thể có được ở Trung Quốc. Điều này đã gây ra phản ứng dữ dội từ một số sinh viên Trung Quốc đại diện cho CSSA của trường, lên án những nhận xét của cô là Hán gian, và buộc cô phải xin lỗi công khai.

Theo báo cáo năm 2018 của Epoch Times, một nữ sinh Trung Quốc 20 tuổi từ Đại học Carnegie Mellon ở Pennsylvania, sau vụ xả súng tại Giáo đường Do Thái Pittsburgh, đã chỉ trích CSSA của trường quảng cáo trò chơi điện tử bạo lực trong một nhóm trò chuyện riêng trên WeChat. Do vậy, cô đã bị cảnh báo không được gây rắc rối, và bị buộc phải xin lỗi về những phát ngôn của mình.

Jacob Kovalio, phó giáo sư lịch sử châu Á tại Đại học Carleton ở Canada, tuyên bố rằng CSSA bị giám sát bởi lãnh sự quán địa phương của ĐCSTQ và là “công cụ” của ĐCSTQ nhằm tuyên truyền các ý tưởng của ĐCSTQ tại các cơ sở ở Mỹ. Nó cũng ngăn chặn những lời chỉ trích đối với chế độ của ĐCSTQ và tiến hành các hoạt động thu thập thông tin tình báo và gián điệp.

Vương Hâm, một nghiên cứu sinh tại Đại học California, San Francisco, đã che giấu danh tính của mình là một sĩ quan quân đội ĐCSTQ và thu thập thông tin trong phòng thí nghiệm của trường đại học; Quý Siêu Quần khi đang là nghiên cứu sinh kỹ thuật điện công trình tại Viện Công nghệ Illinois ở Chicago, anh ta đã cố gắng nhập ngũ vào quân đội Hoa Kỳ, nhưng che giấu sự thật rằng anh ta đang bí mật làm việc cho các quan chức tình báo của ĐCSTQ và tuyển dụng các kỹ sư và nhà khoa học ở Mỹ làm gián điệp cho ĐCSTQ.

Theo một báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, sinh viên Đại học Michigan Vương Vũ Hào và Trương Kiệt Luân đã lái ô tô cá nhân đến Trạm Không quân Hải quân ở Key West, Florida. Mặc dù nhân viên an ninh tuần tra địa phương yêu cầu họ quay đầu xe đi ra ngoài, nhưng cả hai vẫn lái xe vào căn cứ để chụp ảnh bất chấp sự ngăn cản.

Theo báo cáo, trong năm qua, để ngăn chặn ĐCSTQ đánh cắp nghiên cứu của Mỹ, Hoa Kỳ đã thực hiện một loạt các biện pháp ngăn chặn, bao gồm truy tố các học giả cố tình che giấu mối liên hệ với ĐCSTQ, cấm nhập cảnh nghiên cứu sinh có liên quan đến quân đội ĐCSTQ và điều tra các nhà khoa học quân sự ĐCSTQ làm việc trong các trường đại học Mỹ. Mỹ cũng đã đóng cửa lãnh sự quán của ĐCSTQ tại Houston vào tháng 7 năm ngoái, đây được cho là cơ sở cho các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ tại Mỹ. Ngoài ra, chính phủ Mỹ đã đóng cửa nhiều Viện Khổng Tử với danh nghĩa truyền bá văn hóa Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới