Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaĐược giải thưởng Nhân quyền vì vạch trần tội ác thu nội...

Được giải thưởng Nhân quyền vì vạch trần tội ác thu nội tạng sống ở TQ

David Matas là một luật sư nhân quyền người Canada. Ông nổi tiếng với việc thực hiện các cuộc điều tra về vấn nạn đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ.

Luật sư David Matas

Ông đã giành được Giải thưởng Lãnh đạo Nhân đạo Toàn cầu năm 2020 nhờ cuộc điều tra về tội ác “mổ cướp nội tạng sống của ĐCSTQ”, theo Sound of Hope.

Theo báo cáo trên trang web của Epoch Times, tổ chức nhân quyền Canada “Canada Ủng hộ Nhu cầu cấp thiết Giúp đỡ Người tị nạn” (CSRDN) đã trao cho ông David Matas Giải thưởng Lãnh đạo Nhân đạo Toàn cầu năm 2020 vào ngày 6/1. Đây là giải thưởng nhân quyền quốc tế do tổ chức và chính phủ Canada phối hợp khen thưởng và trao tặng cho các cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới đã có những đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ bình đẳng và công lý cũng như thúc đẩy sự tôn trọng luật pháp quốc tế.

Chủ tịch tổ chức CSRDN, bà Aliya Khan, nói trong lễ trao giải:

“Chúng tôi muốn ghi nhận đóng góp to lớn của ông Matas trong việc lên tiếng chống lại tội ác “mổ cướp nội tạng sống” đang xảy ra ở Trung Quốc.

Bà Khan cũng chỉ ra rằng giết người để lấy nội tạng là tội ác tàn bạo và man rợ nhất trong thời đại chúng ta.

“Tội ác này phải chấm dứt”, bà khẳng định.

Sau khi nhận giải, ông Matas có đôi lời phát biểu:

“Tôi rất trân trọng giải thưởng này, vì nó góp phần thông báo cho thế giới về vấn nạn nhân quyền mà tôi quan tâm và đánh giá cao lập trường của tôi trong vấn đề này”.

Để ngăn chặn tội ác “mổ cướp nội tạng sống” của ĐCSTQ , ông Matas và một nhóm những người cùng chí hướng đã thành lập Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng của Trung Quốc (ETAC), một tổ chức bao gồm các luật sư, học giả, nhân viên y tế, nhà nghiên cứu và các nhà hoạt động nhân quyền, những người cam kết ngăn chặn tội ác “thu hoạch tạng sống”.

Ông Matas và David Kilgour – cựu quốc vụ khanh Canada phụ trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương, một nhà hoạt động nhân quyền uy tín từng được đề cử giải Nobel hòa bình – đã công bố báo cáo điều tra chung trong cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu (Bloody Harvest: The killing of Falun Gong for their Organs)” xuất bản năm 2009.

Cuốn sách cho biết, kể từ khi ĐCSTQ giết một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công vào năm 1999, con số chính xác vẫn chưa được xác định, “Chính phủ ĐCSTQ và các tổ chức của nó tiến hành hoạt động này ở nhiều nơi tại đại lục, đặc biệt là tại các bệnh viện, trung tâm giam giữ, tòa án. Họ đã cắt bỏ các bộ phận quan trọng của các học viên Pháp Luân Công như thận, gan, giác mạc, tim … rồi bán chúng cho người nước ngoài để cấy ghép, từ đó thu về một nguồn lợi nhuận khổng lồ.

Hai ông Matas và David Kilgour đã được đề cử giải Nobel hoà bình vào năm 2010. 

ĐCSTQ đang đẩy nhanh tội ác “mổ cướp tạng sống”

Ông Matas cho biết 15 năm sau khi báo cáo này được công bố, tội ác “mổ cướp nội tạng sống” của ĐCSTQ vẫn đang tiếp diễn và thậm chí còn có chiều hướng gia tăng.

Ông Matas nói:

“ĐCSTQ đã đẩy mạnh tội ác mổ cướp nội tạng vì nhu cầu cấy ghép nội tạng ở các bệnh viện đại lục ngày càng tăng. Số lượng nội tạng từ các nguồn thu hoạch khác ngoài tù nhân lương tâm đã tăng lên đáng kể”.

Ông cho biết, mặc dù ĐCSTQ vẫn đang mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn, nhưng ĐCSTQ cũng đang tìm kiếm các nguồn cung nội tạng thay thế khác, chẳng hạn như từ các nhóm dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Tội ác “mổ cướp tạng sống của ĐCSTQ” ngày càng tinh vi; chuỗi cung ứng phân phối nội tạng cũng trở nên phức tạp và đa dạng.

Ông Matas cho biết:

“Vào năm 2006, đại lục chưa có hệ thống phân phối nội tạng trên toàn quốc và nội tạng dùng để thu hoạch sống chỉ được cung cấp tại địa phương. Vì vậy, rất khó để họ có được nội tạng từ những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương vào thời điểm đó. Nhưng giờ đây, công nghệ cấy ghép nội tạng của ĐCSTQ cũng đã phát triển và thời gian bảo quản nội tạng bên ngoài cơ thể cũng tăng lên, vì vậy các cơ quan nội tạng được thu hoạch sống ở Tân Cương ngày nay có thể được chuyển đến các khu vực khác ở đại lục để cấy ghép”.

Nhiều nước đề nghị kích hoạt “Đạo luật Nhân quyền Magnitsky”

“Đạo luật về trách nhiệm nhân quyền toàn cầu Magnitsky” do Mỹ ban hành năm 2012 cho phép chính phủ Hoa Kỳ xử phạt những người vi phạm nhân quyền trên toàn cầu. Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm những người vi phạm nhân quyền nhập cảnh vào Mỹ và đóng băng tài sản của họ tại Hoa Kỳ. Vào ngày 9/7/2020, chính phủ Hoa Kỳ đã trừng phạt một tổ chức của ĐCSTQ và bốn quan chức chính phủ đương nhiệm hoặc tiền nhiệm vì “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền đối với các nhóm dân tộc thiểu số ở Tân Cương”.

Canada cũng đã ban hành phiên bản tương tự của đạo luật này vào năm 2017, nhưng nước này vẫn chưa tiến hành xử phạt các quan chức ĐCSTQ theo luật này.

Ông nói: “Đạo luật này xác định các thủ phạm vi phạm nhân quyền, là một bước tiến gần hơn đến việc đưa những tên tội phạm này ra trước công lý. Một khi tội ác của chúng được xác định bởi Đạo luật Nhân quyền Magnitsky, những kẻ phạm tội này sẽ bị trừng trị bởi luật pháp”.

Liên minh Châu Âu đã ban hành Đạo luật Nhân quyền Magnitsky phiên bản riêng của họ vào ngày 7/12/2020. Úc và Vương quốc Anh cũng ban hành Đạo luật Nhân quyền Magnitsky của riêng họ.

Đài Loan, Israel và các quốc gia khác đã ban hành “Luật Cấy ghép nội tạng” để ngăn chặn tội ác “mổ cướp nội tạng sống”.

RELATED ARTICLES

Tin mới