Giới bành trướng Bắc Kinh tin rằng, cỗ máy quân sự khổng lồ của họ sẽ buộc các nước ở Biển Đông phải chấp nhận yêu sách của họ mà không cần đánh nhau.
Tờ Chinatimes Đài Loan ngày 8 tháng 11 đưa tin, hiện nay, xung đột Biển Đông ngày càng căng thẳng cuối cùng sẽ chưa biết ai thắng ai, sẽ tùy thuộc vào Mỹ phải chăng có thể khẳng định được quyết tâm nhiều hơn so với Trung Quốc – nước chủ trương “Biển Đông là lãnh thổ cố hữu” của họ (chủ trương bất hợp pháp), bảo vệ quyền đi lại tự do của Quân đội Mỹ hay không.
Theo tờ “Strategy Page” Mỹ ngày 3 tháng 11, trong vấn đề Biển Đông, ai thắng ai bại sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào cuộc đấu ý chí giữa Washington và Bắc Kinh. Cùng với sức mạnh quốc gia ngày càng mạnh, trong tay Trung Quốc đã có nhiều nguồn lực hơn để tiến hành gây ảnh hưởng chính trị đến các nước xung quanh.
Ngày 6 tháng 10, Trung Quốc điều cảnh sát xâm nhập lãnh thổ Myanmar để bắt người. Hành động này mặc dù là xâm phạm chủ quyền của Myanmar, nhưng dưới sức ép chính trị của Trung Quốc, nhà cầm quyền Myanmar lựa chọn “bỏ mặc”.
Do hiện nay Hải quân Mỹ chỉ có 55 tàu chiến ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong khi đó chỉ riêng Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã có 116 tàu chiến, Bắc Kinh tin chắc là họ có thể kiểm soát toàn bộ Biển Đông mà không phải trả giá bằng tiến hành một cuộc chiến tranh.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có 200 tàu cảnh sát biển cỡ lớn 500 tấn trở lên và rất nhiều tàu thương mại có thể sử dụng.
Trong tương lai không xa, Trung Quốc chắc chắn sử dụng những tàu chiến này thách thức quyền đi lại tự do của Mỹ ở Biển Đông, tái diễn xung đột trên biển giữa Mỹ và Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong thời đại đối đầu hai cực trước đây, tàu Liên Xô thường bất chấp rủi ro va chạm lẫn nhau, chơi trò đấu đá xem ai nhát gan (Chicken game) với tàu chiến Quân đội Mỹ. Nhưng, sau khi Liên Xô sụp đổ, Hải quân Mỹ không còn tiếp tục gặp phải thách thức như vậy.
Đối mặt với Trung Quốc – nước tin rằng thời gian đứng về phía họ, các đồng minh truyền thống của Mỹ như Philippines, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bày tỏ lập trường hoan nghênh đối với sự hiện diện của Quân đội Mỹ.
Các nước châu Á khác như Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia và Ấn Độ giữ nguyên thái độ, nhưng rõ ràng cũng cảm thấy được “giải thoát” do sự hiện diện của Quân đội Mỹ.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông |
Theo quan điểm của bài báo, mặc dù vậy, các nước như Philippines, Malaysia và Việt Nam vẫn bị “mất đi quyền kiểm soát đối với rất nhiều lãnh hải” do Trung Quốc bồi đắp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp.
Trong đó, Malaysia đã mất đi 80% Sabah và Sarawak, Brunei mất đi 90%, Philippines mất đi 80% vùng biển. Ngay cả Indonesia cũng đã mất đi 30% lãnh hải. Rất nhiều vùng biển giàu dầu mỏ và khí đốt cũng đã bị Trung Quốc kiểm soát (nói Trung Quốc “đã kiểm soát” là quan điểm riêng của bài báo – PV).
Đối với các nước Đông Nam Á, những hành vi này của Trung Quốc rõ ràng đã phá hoại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển được ký kết năm 1994. Công ước này quy định, mỗi nước ven biển được hưởng quyền lãnh hải hơn 22 km (12 hải lý) và vùng đặc quyền kinh tế 360 km (200 hải lý).
Chính phủ một nước có thể quy định nước họ có quyền lợi đánh bắt cá hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nhưng, nước sở hữu vùng đặc quyền kinh tế không thể ngăn cản các hoạt động như lắp đặt ống dẫn dầu hoặc dây cáp điện thoại dưới đáy biển.
Trung Quốc ra sức tiến hành bành trướng lãnh thổ và bành trướng quân sự ở Biển Đông |
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển mặc dù đã giải quyết không ít tranh chấp, nhưng lại không thể giải quyết tất cả tranh chấp, vì vậy, rất nhiều quốc gia đều có những trường hợp vi phạm công ước, trong đó, Trung Quốc đã nhiều lần vi phạm.
Chẳng hạn, Trung Quốc thường chỉ trích Mỹ điều tàu giám sát điện tử xâm nhập “vùng đặc quyền kinh tế” ở Biển Đông, nhưng lại không thể tìm ra được Quân đội Mỹ rốt cuộc đã vi phạm những điều lệ nào của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Những hành động này đều làm cho các “nước nhỏ” Đông Nam Á lo ngại, Trung Quốc phải chăng sẽ dùng lực lượng trên thế mạnh để ép họ khuất phục ý chí của Trung Quốc (mưu đồ này sẽ không bao giờ đạt được – PV).
Mặc dù Mỹ đã tuyên bố sẽ điều tàu chiến và máy bay tuần tra Biển Đông để bảo vệ sự ổn định khu vực, nhưng đối với các nước Đông Nam Á, sự cam kết này rõ ràng không thể thể hiện đầy đủ ý chí.
Năm 2014, Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, ngăn cản không cho Việt Nam cứu ngư dân của tàu cá này. |
Mặc dù tàu chiến Trung Quốc không có nhiều khả năng lựa chọn đụng độ “cứng” với tàu chiến Quân đội Mỹ, nhưng một khi gặp các tàu cá không vũ trang của Philippines hoặc Việt Nam thì họ sẽ “cạn tàu ráo máng” (năm 2014 Trung Quốc cho tàu của họ đâm chìm tàu cá Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, gần đây ngư dân Việt Nam cũng đang bị họ bắt nạt tương tự).
Vì thế, Philippines và các nước láng giềng của họ nhận thức đầy đủ được, muốn ngăn chặn tàu chiến Trung Quốc quấy rối ngư dân của mình, chắc chắn phải dựa vào sự hỗ trợ, giúp đỡ của các đồng minh mạnh. Tờ “Strategy Page” cho rằng, đến thời điểm trước đây một tháng, đồng minh phù hợp với sự trông đội này của Philippines còn chưa xuất hiện.
Với mưu đồ và hành động bành trướng theo yêu sách “đường lưỡi bò” đã hết sức rõ ràng qua những tuyên bố ngang nhiên và bất chấp luật pháp quốc tế của người đứng đầu Trung Quốc gần đây, thì Việt Nam và các nước ven Biển Đông phải tìm mọi cách để bảo vệ mình, trong đó có tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với các nước trong khu vực và trên thế giới – PV.
Trung Quốc đang ra sức phát triển mọi loại vũ khí trang bị mới để áp đặt các ý chí của họ, trong đó có yêu sách bành trướng. Do đó, không thể mơ hồ đối với vấn đề này, mà cần phải nhanh chóng và cấp bách hơn nữa trong việc thực thi các biện pháp và thủ đoạn để sẵn sàng đối phó, ngăn chặn – PV.
Hải quân nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng |