Trước nguy cơ về tình trạng khô hạn nghiêm trọng tại nhiều khu vực dọc theo sông Mekong, Ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam, yêu cầu các địa phương theo dõi nguồn nước sông Mekong, lên phương án ứng phó với hạn mặn thiếu nước phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
Sông Mekong ở Nong Khai, Thái Lan
Ngày 19/3, Văn phòng Chính phủ Việt Nam có văn bản truyền đạt ý kiến của ông Xuân Phúc về việc theo dõi tình hình nguồn nước sông Mekong lên phương án ứng phó với hạn mặn thiếu nước phù hợp với thực tế địa phương.
Trước đó trang Pattaya Mail của Thái Lan cho biết: Quan chức tỉnh Nakhon đưa ra lời cảnh báo, về dòng chảy sông Mekong ở mức rất thấp tại tỉnh này mực nước sâu hơn 1m và cảnh báo nguy cơ hạn hán nghiêm trọng có thể xảy ra ở khu vực hạ lưu sông Mekong, nguyên nhân chính được cho là là lượng mưa thấp và các con đập thủy điện của Trung Quốc trên phía thượng nguồn.
Ông Xuân Phúc giao cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và môi trường, ủy ban sông Mekong Việt Nam tổ chức theo dõi dòng chảy sông này để kịp thời dự báo và chỉ đạo điều hành sản xuất phù hợp tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong trường hợp xảy ra hạn hán, thiếu nước, cần phải ưu tiên nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, chăn nuôi gia súc và tưới cây trồng; quán triệt phương châm không để nhân dân thiếu nước sinh hoạt.
Trung tâm khí tượng thủy văn của Việt Nam dự báo từ ngày 15/3 tổng lượng mưa ở khu vực phía nam phổ biến từ 15-30mm, một số nơi cao hơn. Tổng lượng dòng chảy về đầu nguồn sông Cửu Long ít biến đổi và ở mức thấp hơn 11-20% so với mức trung bình hàng năm.
Trung tâm khí tượng thủy văn Việt Nam nhận xét; tình hình khô hạn sẽ tiếp diễn nghiêm trọng tại nhiều nơi, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long mùa khô năm 2021 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng có thể không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020.