Friday, January 10, 2025
Trang chủBiển nóngSự kiệnNhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ đến khu vực Châu...

Nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ đến khu vực Châu Á

Vào tháng 5, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ đến khu vực châu Á bao gồm hoạt động tại Biển Đông và ghé nhiều nước gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.

Thông tin trên được hãng tin AP đưa vào ngày 26/4 và được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan vào cùng ngày.

Theo tin, nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ lên đường cùng với 8 tàu tiêm kích trên boong, cùng sáu hộ tống hạm, một tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình Tomahawk, 14 trực thăng và một đại đội thủy quân lục chiến.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh – Ben Wallace cho biết sứ mệnh sắp tới nhằm thể hiện rằng Anh “không bước lùi mà lại tiến thẳng đến việc đóng vai trò chủ động trong định hình hệ thống thế giới”.

Đây được coi là sự tập trung sức mạnh hải quân và không quân lớn nhất nhằm thể hiện chính sách của Anh về việc tăng cường sự hiện diện của mình ở châu Á.

Dự kiến chuyến điều động của nhóm tác chiến tàu sân bay này kéo dài khoảng 6 tháng và các tàu sẽ ghé thăm hơn 40 nước.

Trước đó, hôm 21/4, khinh hạm HMAS Anzac và tàu tiếp liệu HMAS Sirius của Hải quân Hoàng gia Úc cũng đã có cuộc tập trận chung ở Biển Đông cùng với Hải quân Pháp. Phía Pháp đã cử tàu sân bay trực thăng LHD Tonnerre có khả năng đổ bộ binh lính và thiết giáp cùng với khinh hạm lớp La Fayette mang tên Surcouf (F711).

Chiến hạm của Úc và Pháp được cho là đã làm việc và huấn luyện cùng nhau trong vài tuần trên khắp Đông Nam Á và Đông Bắc Ấn Độ Dương. Đặc biệt, hai chiến hạm Pháp có kế hoạch ghé 10 cảng trong đó có 2 lần quá cảnh Biển Đông và ghé thăm 2 cảng của Việt Nam trong đó có cảng Cam Ranh.

Cùng với đó hôm 26/4, tại cuộc gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trước thềm cuộc họp các lãnh đạo ASEAN, Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi Indonesia và Việt Nam cần kết thúc các cuộc đàm phán đang diễn ra về việc phân định ranh giới trên biển giữa các vùng đặc quyền kinh tế của hai nước  ở biển Đông để tránh sự cố ở vùng biển này.

Tại đây, Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy nhanh các cuộc đàm phán về đặc quyền kinh tế vốn đã và đang diễn ra trong 11 năm.

RELATED ARTICLES

Tin mới