Tổng thống Trump người đã chỉ ra quan hệ kinh tế bất bình đẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và đã đưa ra những chính sách thuế đánh mạnh vào hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ.
Ảnh minh họa
Ông Trump cũng vạch rõ những cách thức mà trong nhiều năm Trung Quốc đánh cắp công nghệ – kỹ thuật của Mỹ đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đang làm nghèo nước Mỹ. Nhưng mặc dù thế ông Trump vẫn tuyên bố rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chứ không phải là kẻ thù của Mỹ.
Ngược lại với các Tổng thống Mỹ trước đây kể cả ông Trump, gần đây cựu ngoại trưởng thời ông Trump và cả giám đốc cơ quan tình báo Mỹ (CIA) đã đưa ra cảnh báo âm mưu “thay áo, tráo bình” mà Trung Quốc đã làm với Mỹ, nghĩa là thực hiện đưa Trung Quốc vào trong lòng nước Mỹ.
Về chính trị, cố vấn của ông Tập Cận Bình là Định Đông đã tư vấn việc mua chuộc các nhà lãnh đạo Mỹ. Trước hết là mua chuộc các nghị sĩ cả ở thượng viện và hạ viện Mỹ để tác động vào luật pháp Mỹ. Chỉ những bộ luật nào của Mỹ có lợi cho Trung Quốc thì mới được thông qua và cản trở các luật gây bất lợi cho Trung Quốc.
Về kinh tế, Trung Quốc chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp tìm cách liên kết làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ trước hết để lấy được công nghệ, sau đó tìm mọi cách mua cổ phần tiến tới thôn tính các doanh nghiệp đó, hoặc chí ít cũng trở thành cổ đông chi phối các doanh nghiệp Mỹ. Lúc này các doanh nghiệp và một số lãnh đạo Trung Quốc cũng đang có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài đã nhân cơ hội này rất tích cực đầu tư vào các công ty của Mỹ.
Để đẩy mạnh việc làm trên Bắc Kinh đưa ra phương châm cho các doanh nghiệp Trung Quốc chọn đối tác ở lĩnh vực quan trọng là: Cướp, sao chép và thay thế (thường được gọi là thủ pháp ba chữ R)
Sản xuất ô tô là lĩnh vực cần đầu tư để có được công nghệ tiên tiến của Mỹ. Bên cạnh việc hợp tác với các xe lớn, Bắc Kinh đã hỗ trợ để doanh nghiệp Trung quốc mua Volvo với giá 1,5 tỉ USD vào năm 2010. Trung Quốc là đất nước tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới và Mỹ cũng là nước xuất khẩu thịt lợn vào Trung Quốc nhiều nhất. Để không bị phụ thuộc vào chính sách xuất nhập khẩu của Mỹ, Bắc Kinh đã đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp Trung Quốc mua bằng được hãng thịt lớn nhất của Mỹ với giá 4,7 tỷ USD. Mua doanh nghiệp này Trung Quốc được hưởng lợi kép là được sở hữu 146 nghìn mẫu đất chăn nuôi lợn và trồng trọt. Thế là đất Mỹ đã nằm trong tay người Trung Quốc.
Từ việc làm hàng nhái các sản phẩm của các hãng nổi tiếng thế giới, người Trung Quốc còn đầu tư để mua các thương hiệu nổi tiếng. Thế là hàng sản xuất tại Trung Quốc nhưng mặc nhiên được vào các nước và Mỹ với giá cao mà không bị ngăn cản bởi các quy định của nước sở tại. Điển hình là Sơn Đông Như Ý của Trung Quốc đã mua nhiều hãng thời trang của Mỹ.
Trong lĩnh vực văn hóa, người Trung Quốc cũng đã mua các hãng phim ở Hollywood, từ đó họ dùng điện ảnh để quảng bá cho văn hóa Trung Quốc.
Bây giờ khi người Mỹ nhận ra thì đã quá muộn, không chỉ các nhà lãnh đạo mà cả các doanh nghiệp ở Mỹ và nhiều nước đã tỏ ra quá ân hận khi họ đã tin vào Trung Quốc một cách ngây thơ đến mù quáng.