Friday, December 27, 2024
Trang chủQuân sự“Sát thủ mặt nước” của Mỹ thực sự khiến TQ phải dè...

“Sát thủ mặt nước” của Mỹ thực sự khiến TQ phải dè chừng

Siêu tên lửa diệt hạm NSM (Naval Strike Missile) của Mỹ được thiết kế để phát tín hiệu radar thấp cùng khả năng bay sát mặt nước để né radar.

Loại tên lửa phóng từ chiến hạm này có chiều dài 4 m, trọng lượng 880 pound (400 kg). Nó có hệ thống tên lửa đẩy dùng nhiên liệu rắn trong pha phóng và một động cơ turbo nhiên liệu JP-10 dùng cho pha bay dài sau đó giúp tên lửa đạt tốc độ từ 864 – 1.110,4km/h. NSM có một kíp nổ được lập trình và một đầu đạt phân mảnh nặng 276 pound (125 kg) với khả năng xuyên phá trước khi nổ để đạt hiệu quả hủy diệt tối đa.

Nó cũng được thiết kế đặc biệt để phát ra tín hiệu radar thấp và khả năng hoạt động sát mặt nước để né tránh radar của kẻ địch. Đây là một thứ vũ khí cực kỳ hiệu quả nếu như được Mỹ đem ra sử dụng trên eo biển Đài Loan, Biển Đông – hoặc ở bất cứ vùng biển nào.

Theo chuyên trang Naval Recognition, “tên lửa có thể tăng, giảm độ cao tùy theo địa hình và thực hiện những cú né tránh để chống lại những hệ thống phòng thủ tối tân nhất thế giới”. “NSM sở hữu khả năng nhận diện các mục tiêu mà đến cả lớp của tàu của có thể biết – đây là đặc tính cực kỳ quan trọng trong trường hợp cần phải tấn công nhằm vào riêng các mục tiêu đặc biệt, cụ thể trong những môi trường chiến đấu đông đúc”; chuyên trang nhận định.

Xét tất cả những đặc tính đó, thật dễ hiểu khi Hải quân Mỹ đang tăng cường trang bị tên lửa NSM cho hạm đội tàu chiến duyên hải (LCS) của họ.

Tướng lĩnh Hải quân Mỹ hy vọng sẽ nâng tầm khả năng chiến đấu bằng cách cải thiện sự liên kết của nó với các hệ thống vũ khí khác, công nghệ chỉ huy và kiểm soát, và “các nút” hoạt động bên trong một mạng lưới chiến tranh hàng hải rộng lớn.

“Chúng tôi đã chứng minh được khả năng của NSM và đang nâng cao khả năng liên kết với nhiều tên lửa hơn nữa. Chúng tôi đang tích hợp nó với hệ thống chiến đấu” – Jason Kipp, quản lý chương trình NSM, cho hay.

Nhằm vào Trung Quốc

Tên lửa NSM, kết quả của sự hợp tác giữa hai hãng vũ khí Raytheon và Kongsberg, có thể đạt tầm bắn lên tới 100 hải lý và đang được tích hợp cho toàn bộ hạm đội các tàu LCS.

Và không phải sự ngẫu nhiên khi mà Hải quân Mỹ lại muốn trang bị loại tên lửa này cho toàn bộ hạm đội tàu chiến của họ. Bởi điều này sẽ giúp hạm đội của họ tăng cường khả năng tấn công, tầm bắn và khả năng chiến đấu ở vùng biển sâu – rõ ràng là khiến Trung Quốc phải quan ngại.

“Trong vài năm gần đây, chúng tôi đã tăng tốc việc lắp đặt tên lửa” – Kipp nói – “Chúng tôi đang làm việc với Hạm đội Thái Bình Dương để trang bị tên lửa NSM cho mọi biến thể Independent của LCS trước khi được triển khai”.

Kipp cũng nhấn mạnh rằng, triển vọng của NSM đã tạo cảm hứng cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ nghiên cứu chế tạo một biến thể khác của nó, được phóng từ mặt đất với tên gọi Tên lửa chống hạm phóng từ mặt đất (GBASM).

GBASM của thủy quân lục chiến Mỹ sẽ kết hợp nhiều loại chiến thuật với nhau để mang lại năng lực tác chiến đồng thời cả trên biển, trên không, và trên bộ, trong đó có năng lực tấn công theo kiểu “nhảy cóc” từ biển lên bờ và ngược lại.

Loại chiến thuật năng động này, thường được áp dụng đối với các dải đảo gần bờ như ở Biển Đông, rất có khả năng sẽ được áp dụng nếu như địch thủ được phát hiện sở hữu các vũ khí tối tân cùng các hệ thống vũ khí có thể đe dọa các lực lưỡng cư theo cách mới.

Thêm nữa, mối đe dọa kiểu mới này cũng khiến cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đưa ra nền tảng khái niệm mới về mẫu chiến hạm lưỡng cư hạng nhẹ, giờ đang trong quá trình phát triển với mục đích đón và chở lục quân, vũ khí theo một cách nhanh chóng, cơ động và hoạt động được trên nhiều địa hình.

Tăng tốc trang bị NSM

Hiện tại, ngay cả các biến thể chiến đấu trên biển của các tàu LCS vẫn phải phụ thuộc vào các khẩu pháo cỡ nòng khá nỏ (57 mm) và tên lửa Hellfire vốn chỉ có khả năng tiêu diệt địch thủ ở khoảng cách vài dặm. Đây là điểu yếu lớn nhất của LCS, nếu như nhìn vào các tàu cỡ nhỏ và tàu tên lửa của Nga, Trung Quốc và Iran – tất cả đều được trang bị tên lửa chống hạm mạnh mẽ với tầm bắn lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm dặm.

Sebastien Roblin, cây viết của tờ National Interest, cho rằng mặc dù tàu LCS có lợi thế về vận tốc và khả năng “tàng hình”, nhưng chúng chả khác gì những con dao trong một trận chiến bằng gươm, khi phải đối đầu với những chiến hạm cỡ nhỏ hơn nhưng tinh vi hơn của kẻ địch.

Tên lửa NSM cũng được lắp đặt trên 10 khu trục hạm và tàu tên lửa của Hải quân Hoàng gia Na Uy, và sẽ được lắp đặt trên 15 khu trục hạm Type 26 của Hải quân Canada. 11 trên tổng số 12 khu trục hạm của Hải quân Đức, và 8 khu trục hạm lớp Maharaja Lela của Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng sẽ được trang bị tên lửa NSM.

Anh cũng đang đề xuất bán 8 tàu tên lửa được trang bị NSM cho Ukraine với giá 1,6 tỉ USD, dự kiến sẽ được Kiev triển khai trong giữa thập kỷ này. Trong khi đó, Ấn Độ cũng dự kiến trang bị nhiều tên lửa NSM phóng từ trực thăng cho đội trực thăng MH-60R Sea Hawk mới của họ.

Với cái giá 2,2 triệu USD/trái, tên lửa NSM đắt hơn tới 57% nếu so với tên lửa Harpoon Block II (giá 1,4 triệu USD/trái), nhưng lại có tầm bắn xa hơn đáng kể. Các bộ cảm ứng của NSM cùng khả năng “tàng hình” của no về lý thuyết giúp khả năng tiêu diệt mục tiêu thành công của nó cao hơn.

Hệ thống tìm mục tiêu bằng hình ảnh hồng ngoại của NSM cũng vượt trội so với hệ thống truy tìm bằng radar chủ động của Harpoon, và không bị ảnh hưởng bởi chặn sóng. Khả năng phân loại của cảm biến về lý thuyết cũng cho phép NSM phân biệt được tàu dân sự, tàu “chim mồi” hoặc các mục tiêu ít được ưu tiên.

“Đó là mẫu tên lửa có thể làm thay đổi diện mạo của LCS” – Đô đốc Casey Moton, sĩ quan điều hành chương trình tàu LCS, nói với hãng tin USNI News– “Giờ đây, mọi LCS được triển khai đều trở nên đáng gờm”.

RELATED ARTICLES

Tin mới