Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ thâu tóm 350 ngàn héc ta đất vung Viễn Đông của...

TQ thâu tóm 350 ngàn héc ta đất vung Viễn Đông của Nga

Thương mại lương thực tạo ra doanh thu hàng tỷ USD cho Nga và lặng lẽ trở thành một phần quan trọng trong nỗ lực thắt chặt quan hệ với Trung Quốc của Tổng thống Vladimir Putin.

Biểu đồ thể hiện tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu mặt hàng lương thực của Nga sang Trung Quốc.

Trong vài năm qua, Nga đã tăng hơn gấp đôi lượng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh gia tăng. Moscow cũng đã cho các công ty Trung Quốc thuê hàng trăm nghìn hecta đất nông nghiệp ở vùng Viễn Đông.

Tất cả những điều này đã mang lại vô số cơ hội nhưng cũng có những rủi ro mới, từ hệ quả gây thiệt hại hệ sinh thái do sản xuất đậu nành quá mức cho đến nguy cơ bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Vùng Viễn Đông – Cơ hội cho Nga tiếp cận Trung Quốc

Trọng tâm của chiến lược là vùng Viễn Đông của Nga, một khu vực được chú ý trong tuần qua khi Vladivostok đăng cai tổ chức Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) để thu hút đầu tư.

Vùng này được “chọn mặt gửi vàng” do có nhiều lợi thế.

Nó có đường biên giới dài 4.000 km với Trung Quốc, có khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để trồng nhiều loại cây trồng – bao gồm đậu nành, ngô, lúa mì, gạo và lúa mạch. Có lẽ quan trọng hơn nữa, vùng Viễn Đông có rất nhiều quỹ đất sẵn có. Năm 2020, khu vực này có 2,5 triệu hecta diện tích canh tác và 4 triệu hecta đồng cỏ và các cánh đồng khác. Những con số này dự kiến sẽ tăng trong những năm tới khi nông dân Nga khôi phục lại những cánh đồng bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã.

Một số nhà sản xuất nông nghiệp địa phương cho rằng, vùng Viễn Đông là nơi thay thế tốt nhất khi Trung Quốc giảm nhập đậu nành Mỹ.

Nikkei Asian Review dẫn lời ông Alexander Generalov, Tổng giám đốc của Arnika Holding, một trong những công ty kinh doanh nông sản lớn nhất khu vực, cho rằng với chính sách đầu tư đúng đắn, khu vực này có thể tăng sản lượng đậu tương lên 15-17 triệu tấn mỗi năm, một số lượng mà ông tuyên bố sẽ đủ để hoàn toàn “đẩy” đậu nành Mỹ ra khỏi thị trường Trung Quốc.

Ông nói: “Nga có đất và thiết bị để biến điều đó thành hiện thực. Vấn đề là chỉ cần có tiền”.

Hiện tại, vùng Viễn Đông còn lâu mới đạt được mức sản lượng như vậy. Năm 2020, khu vực này chỉ trồng được hơn 1,5 tỷ tấn đậu nành. Trên thực tế, Nga vẫn chỉ chiếm 1% tổng lượng đậu tương nhập khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu tiến triển. Sản lượng đậu tương của vùng Viễn Đông đang tăng đều, với phần lớn được xuất sang Trung Quốc. Một số công ty địa phương cũng đã bắt đầu phát triển các sản phẩm đậu nành cao cấp hơn nhằm chủ yếu vào Trung Quốc.

Nguy cơ Nga phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc

Trên thực tế, trong vài năm qua, Nga đã tăng hơn gấp đôi lượng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc. Moscow cũng đã cho các công ty Trung Quốc thuê hàng trăm nghìn hecta đất nông nghiệp ở vùng Viễn Đông.

Tất cả những điều này đã mang lại vô số cơ hội nhưng cũng có những rủi ro mới, từ hệ quả gây thiệt hại hệ sinh thái do sản xuất đậu nành quá mức cho đến nguy cơ bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc.

Đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đặt ra một bài toán nan giải: Làm thế nào để nuôi sống dân số 1,4 tỷ dân đang ngày càng giàu có hơn.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Trung Quốc có chưa đến 0,1 hecta đất canh tác cho mỗi người dân, trong khi năng lực sản xuất đã bị cắt giảm do suy thoái môi trường và lực lượng lao động ở nông thôn bị thu hẹp.

Căng thẳng leo thang với Mỹ càng khiến mọi việc tồi tệ hơn. Trong nhiều năm, Washington liên tục được xếp hạng là nhà cung cấp thực phẩm lớn nhất hoặc lớn thứ hai của Trung Quốc. Nhưng trong cuộc chiến thương mại bùng nổ vào năm 2018, Trung Quốc đã áp thuế đối với hơn 800 sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của Mỹ. Điều này khiến lượng nhập khẩu nông sản từ Mỹ, đặc biệt là đậu nành giảm đáng kể.

Trong bối cảnh này, Nga đã không ngần ngại tận dụng cơ hội nhảy vào thay thế Mỹ.

Nga muốn trở thành một cường quốc nông nghiệp, triển khai các khoản đầu tư của nhà nước cũng như lệnh cấm năm 2014 đối với tất cả các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU). Vào năm 2020, Nga đã xuất khẩu tổng giá trị hàng hóa nông nghiệp trị giá kỷ lục 30,7 tỷ USD, lần đầu tiên trở thành nước cường quốc thực phẩm ròng trong lịch sử thời hậu Xô Viết.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã mang lại lợi thế rõ ràng cho Nga: doanh số bán thực phẩm từ nước này sang Trung Quốc tăng 123% lên gần 4 tỷ USD vào năm 2020, so với 1,77 tỷ USD vào năm 2017 – theo dữ liệu từ Cơ quan Hải quan Nga. Động lực tiếp tục kéo dài sang quý đầu tiên của năm 2021, với mức tăng trưởng 57% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Nông nghiệp Nga ước tính, doanh số bán lương thực cho Trung Quốc có thể vượt 7 tỷ USD vào năm 2030.

 1 lệnh cấm đủ làm Nga chật vật – “Trung Quốc là mối làm ăn không chắc chắn”

Tuy nhiên, các công ty Nga không phải là những công ty duy nhất chuyển sang trồng đậu nành ở vùng Viễn Đông.

Không có con số chính thức nào cho thấy hiện có bao nhiêu đất nông nghiệp ở vùng Viễn Đông thuộc về các nhà đầu tư Trung Quốc. Nhưng một phân tích dữ liệu từ Land Matrix, một tổ chức giám sát đất đai của châu Âu, cho thấy các công ty Trung Quốc đã mua lại hơn 215.000 hecta.

Một cuộc điều tra năm 2019 của BBC cho thấy, Trung Quốc mua hoặc thuê ít nhất 350.000 hecta đất nông nghiệp. Phần lớn diện tích đất đang được sử dụng để trồng đậu nành.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng sản lượng đậu tương tăng nhanh có thể gây ra hệ quả nặng nề cho hệ sinh thái ở đây.

Đậu nành cũng không phải là lĩnh vực duy nhất trong chiến lược xoay trục của ngành công nghiệp thực phẩm Nga sang Trung Quốc đang gặp khó khăn.

Vào tháng 12/2020, Trung Quốc đã dừng nhập các sản phẩm cá của Nga sau khi được cho là phát hiện dấu vết của Covid-19 trên một số gói hàng. Lệnh cấm đã giáng một đòn mạnh vào các nhà sản xuất Viễn Đông, những người đã xuất khẩu gần 2/3 lượng cá sang Trung Quốc.

Trong quý đầu tiên của năm nay, doanh số bán hàng cho Trung Quốc đã giảm xuống còn 138,9 triệu USD so với 333,3 triệu USD trong quý 4/2020. Nhiều tháng đàm phán giữa hai bên cho đến nay vẫn không giải quyết được vấn đề.

Artyom Lukin, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Liên bang Viễn Đông, cảnh báo tình trạng bế tắc cho thấy nguy cơ phụ thuộc quá mức vào thương mại Trung Quốc của Nga.

Ông nhấn mạnh rằng, mặc dù những thay đổi về địa chính trị đã mang lại lợi ích cho hợp tác lương thực Nga-Trung trong những năm gần đây, nhưng mọi việc vẫn không chắc chắn.

“Rốt cuộc ai biết được, đến lúc đó nào đó [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình sẽ lại bắt tay với người Mỹ”, ông cảnh báo.

RELATED ARTICLES

Tin mới