Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNhững cuộc thanh trừng nội bộ từ Mao đến Tập

Những cuộc thanh trừng nội bộ từ Mao đến Tập

Sau khi giành được quyền lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông bắt đầu xa rời tư tưởng cộng sản, hiện nguyên hình là ông vua chuyên chế. Mao buộc mọi người phải phục tùng vô điều kiện mọi ý chỉ của Mao.

Trong các cuộc họp Bộ chính trị và Trung ương Mao như một ông vua thiết triều, im lặng nghe cấp dưới tấu trình, bẩm báo. Mao không cần biết ý kiến của họ đúng hay sai, cuối cùng đưa ra ý kiến của mình buộc mọi người phải thực hiện. Những người đưa ra ý kiến trái với Mao, thậm chí chỉ là chưa đồng thuận với Mao, Mao không cần phản bác ngay tại cuộc họp mà đưa vào diện chống đối và tìm cách thanh trừng. Điều này đã được phản ánh trong cuốn “Mao Trạch Đông nghìn năm công tội” và nhiều tài liệu khác đã được Trung Quốc xuất bản.

Mao Trạch Đông làm chủ tịch Đảng, Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước, hai gia đình đều sống ở khu Trung Nam Hải. Lưu Thiếu Kỳ luôn tỏ ra thần phục Mao, nhưng cũng có những vấn đề chưa đồng thuận đối với những chính sách như “Đại nhảy vọt”, chế độ công xã… Mao có nhiều vợ, cả chính thức và không chính thức, luôn đối xử tàn nhẫn với những người vợ cũ. Còn vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ lại là một gia đình hạnh phúc và hành xử có văn hóa được nhiều cán bộ tôn trọng và ca ngợi.

Lưu Thiếu Kỳ là người có thể đe dọa đến vị trí của Mao và gia đình Lưu và gia đình Mao là hai hình ảnh trái ngược như đen và trắng. Mao đã tìm mọi cách hạ bệ Lưu và hành hạ cả hai vợ chồng Lưu bằng cách thức thời Trung Cổ. Lưu Thiếu Kỳ bị giam cầm, bị bỏ đói làm cho suy nhược mà chết. Vợ Lưu không những bị giam cầm mà còn bị vợ Mao (Giang Thanh) chỉ đạo cấp dưới hành hạ như một con vật.

Những đồng chí đã từng cùng Mao ra sống vào chết, tận tâm chiến đấu, giành thắng lợi, đưa Mao lên đỉnh cao quyền lực nhưng vì dám trái ý Mao đều bị Mao cầm tù, người may mắn hơn thì bị hạ bệ, vô hiệu hóa. Mao căm thù những người có học hơn Mao, lấy danh nghĩa bài phong (phong kiến) Mao thực hiện cách mạng văn hóa để gạt bỏ và đày đọa họ, không chỉ họ mà cả con cái họ cũng bị Mao đày đọa, không cho tiếp tục học hành mà phải đi lao động khổ sai.

Chính bố con Tập Cận Bình cũng là nạn nhân của Mao. Nhưng khi trở thành người lãnh đạo Trung Quốc, Tập lại triệt để học Mao trong việc thanh trừng nội bộ, gạt bỏ những người có khả năng đe dọa đến ngôi vị lãnh đạo của Tập.

Với chiêu thức chống tham những, vi phạm kỷ luật đảng bằng chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” Tập đã từng bước thanh trừng nội bộ. Chống tham nhũng là việc cần phải làm, đảm bảo cho sự trong sạch của bộ máy và rất được nhân dân ủng hộ. Nhưng ngoài ý nghĩa đó, Tập muốn gạt bỏ những người thân cận, được coi như tay chân của những người lãnh đạo trước Tập. Tập rất khôn khéo vận dụng sách lược “ẩn mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình, tỏ ra thần phục và không bộc lộ tư tưởng độc trị, toàn trị của mình. Chính vì thế Tập đã được các lãnh đạo cao nhất đưa lên làm người đứng đầu. Nhưng ngay lập tức muốn được như Mao và hơn Mao trong việc bắt mọi người phải phục tùng và tôn vinh. Mao đưa ra tước tác và huy hiệu bắt mọi người phải đọc, phải đeo (huy hiệu Mao) lên ngực. Tập đề ra tư tưởng của Tập, coi đó như tư tưởng còn hơn cả tư tưởng của Mao, Tập bắt sửa đổi hiến pháp để cho Tập được làm người đứng đầu cho đến hết đời.

Mỗi năm có một hội nghị “Bắc Đới Hà” để nghe ý kiến của cả lãnh đạo cũ và mới, những đòn thanh trừng nội bộ của Tập làm cho không ai dám có ý kiến khác tại hội nghị.

Nhưng, gần đây trong nội bộ Trung Quốc bắt đầu âm ỷ có sự phản ứng với Tập Cận Bình cả trong chính sách đối nội và chính sách đối ngoại. Tập đang tìm cách đẩy mâu thuẫn ra ngoài bằng việc phê phán Mỹ và các nước đang tìm cách cô lập Trung Quốc, bằng cách gây hấn trên Biển Đông với chiêu bài bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tập đang tỏ vẻ cho mình và thẳng tay thanh trừng nội bộ vì đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc đang đến gần (2022). Nếu Tập tiếp tục giữ được vị trí lãnh đạo thì sẽ là một thảm họa cho Trung Quốc và Thế giới.

RELATED ARTICLES

Tin mới