Tuesday, November 26, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnVì sao Evergrande chính thức bị tuyên bố vỡ nợ?

Vì sao Evergrande chính thức bị tuyên bố vỡ nợ?

Tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande đã chính thức vỡ nợ đồng USD vào ngày 9/12.

Tập đoàn China Evergrande chính thức vỡ nợ khi không thể thanh toán khoản trái phiếu bằng đồng USD đến hạn hôm 6/12

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc Evergrande vừa chính thức vỡ nợ ngày 9/12 sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hạ xếp hạng của tập đoàn này xuống thành “vỡ nợ hạn chế” (Restricted Default).

Theo Bloomberg, đây là dấu mốc mới nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài nhiều tháng qua của Evergrande, mở đường cho một cuộc đại tái cấu trúc tại nhà phát triển bất động sản nợ lớn nhất thế giới này.

Theo đó, hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã cắt giảm tín nhiệm của “bom nợ” hơn 300 tỉ USD này xuống mức “vỡ nợ hạn chế” do không thanh toán được hai khoản lãi suất của trái phiếu trị giá hơn 82,5 triệu USD hết hạn vào hôm 6/12.

Việc hạ bậc tín nhiệm này có thể gây ra các vụ vỡ nợ chéo với các khoản nợ bằng đồng USD trị giá 19,2 tỉ USD của Evergrande.

Diễn biến này là sự khởi đầu cho một giai đoạn kết thúc của đế chế bất động sản do tỉ phú Hứa Gia Ấn sáng lập cách đây 25 năm. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho những nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ trong lĩnh vực bất động sản lan rộng hơn.

Trong một hồ sơ công bố hôm 3/12, Evergrande cho biết họ dự định “tích cực hợp tác” với các chủ nợ nước ngoài trong kế hoạch tái cấu trúc.

Tháng trước, tập đoàn China Estates Holdings có trụ sở tại Hồng Kông, một cổ đông lớn của Evergrande, đã cắt cổ phần của trong công ty bằng cách bán khoảng 270 triệu cổ phiếu.

Evergrande đang có kế hoạch đưa tất cả các trái phiếu phát hành ở nước ngoài và nghĩa vụ nợ tư nhân vào quá trình tái cấu trúc.

Tuy nhiên, ông Brock Silvers – Giám đốc đầu tư tại Kaiyuan Capital ở Hồng Kông – cho rằng: “Việc hạ cấp này có thể không tác động ngay lập tức đến quy trình của Trung Quốc nhưng có thể gia tăng áp lực lên công ty (và cơ quan quản lý) để nhanh chóng đưa ra các đề xuất tái cấu trúc ban đầu”.

Ngoài Evergrande, Fitch cũng hạ bậc tín nhiệm của Kaisa Group Holdings xuống mức “vỡ nợ hạn chế” khi nhà phát triển này không thanh toán được khoản trái phiếu trị giá 400 triệu USD đến hạn hôm 7/12.

Trước đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tái khẳng định họ có thể kiểm soát những rủi ro của cuộc khủng hoảng nợ Evergrande đối với nền kinh tế và cho rằng những vấn đề mà nhà phát triển này đang đối mặt là do “quản lý yếu kém” và “phát triển liều lĩnh”.

Trong tuyên bố hôm 9/12, Thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Yi Gang cho biết vấn đề của Evergrande sẽ được xử lý theo định hướng thị trường. Đồng thời, chính phủ Trung Quốc đang tham gia sâu vào việc quản lý công ty.

Tuần trước, chính quyền tỉnh Quảng Đông, nơi đặt trụ sở của Evergrande cũng cho biết, họ sẽ cử một nhóm tới Evergrande để đảm bảo các hoạt động được “bình thường”.

“Quyền và lợi ích của các chủ nợ và cổ đông sẽ được tôn trọng hoàn toàn dựa trên thâm niên hợp pháp của họ”, ông Yi nhấn mạnh tại một hội thảo tổ chức ở Hồng Kông.

Hai năm đối phó với đại dịch COVID-19 và những trở ngại khác đã khiến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và tạo ra một cuộc suy thoái chưa từng có trong thị trường bất động sản của nước này.

Những người chỉ trích nói rằng các dự án do Evergrande xây dựng quá đắt với hầu hết người dân trong nước. Do đó, công ty này không thể bán được nhà.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới