Friday, November 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ sử dụng ‘Bộ tứ’ để gia tăng thêm sức ép lên...

Mỹ sử dụng ‘Bộ tứ’ để gia tăng thêm sức ép lên TQ

Trong một bài phát biểu tại Indonesia vào ngày 14/12, Ngoại trưởng Antony Blinken đã giới thiệu về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn giữa các đồng minh trong khu vực theo mô hình tương tự Bộ Tứ (gồm Mỹ-Nhật-Úc-Ấn Độ).

Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý độc giả phần lược dịch nội dung một bài viết trên Epoch Times bình luận về sự kiện này.

Việc Hoa Kỳ mở rộng “cơ chế Bộ tứ” sẽ tạo ra những thay đổi lớn hơn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và chắc chắn sẽ thắt chặt hơn vòng vây đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khi quan hệ Trung-Mỹ đang trong một vòng xoáy đi xuống mới, Ngoại trưởng Blinken đã thực hiện chuyến công du đến Đông Nam Á. Tại điểm dừng chân đầu tiên của chuyến công du, ông Blinken đã công khai kêu gọi các nước ASEAN tiến gần hơn đến “cơ chế bộ tứ”.

Theo Epoch Times, Đông Nam Á được ĐCSTQ coi là sân trước, nếu Hoa Kỳ mở rộng Bộ tứ bằng việc kết nạp thêm các thành viên trong khu vực, thì cuộc đối đầu chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương sẽ càng nghiêng hơn về một phía.

Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng Blinken nhắc lại mục tiêu tổng thể của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đó là đảm bảo rằng khu vực này “duy trì tự do và cởi mở” và “hợp tác với các đồng minh và đối tác để bảo vệ trật tự dựa trên quy tắc mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng trong nhiều thập kỷ”.

Khi mô tả sự hợp tác, ông Blinken đã tuyên bố rõ ràng rằng “tích hợp tất cả sức mạnh quốc gia của chúng ta, bao gồm ngoại giao, quân sự, tình báo, v.v., với sức mạnh của các đồng minh và đối tác của chúng ta một cách chặt chẽ hơn”.

Sau khi tổng thống Biden nhậm chức, bước đi lớn đầu tiên của ông trong các vấn đề quốc tế là quảng bá hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo thuộc Bộ tứ vào tháng 3/2021. Ý định nhắm vào ĐCSTQ là rất rõ ràng. ĐCSTQ đã rất khó chịu vào thời điểm đó, Dương Khiết Trì và Vương Nghị sau đó đã thể hiện bộ mặt sói chiến ở Alaska, làm xáo trộn các cuộc đàm phán ngoại giao cấp cao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Vào ngày 24 tháng 9, những người đứng đầu Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã gặp mặt trực tiếp tại Toà Bạch Ốc một lần nữa để đưa ra quyết định cho tương lai của khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, mà không đả động tới vai trò của Trung Quốc trong khu vực.
Đông Nam Á không tránh được việc ‘chọn bên’

Ông Blinken nói, “Việc bảo vệ một trật tự dựa trên quy tắc không phải để trấn áp bất kỳ quốc gia nào. Ngược lại, nó là để bảo vệ tất cả các quốc gia khỏi bị ép buộc và đe dọa, có quyền lựa chọn con đường của riêng mình”.

Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, các nước Đông Nam Á đương nhiên nhận thấy cuộc đối đầu Trung-Mỹ đã không thể xoay chuyển, và sớm muộn gì cũng cần phải chọn bên. Tất cả các quốc gia đều biết về các mối đe dọa đến từ ĐCSTQ.Hiện ĐCSTQ đang mong muốn phá vỡ chuỗi đảo đầu tiên và cố gắng đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương, nếu Hoa Kỳ ra đi, không khó để hình dung cái kết có thể xảy ra đối với các nước Đông Nam Á.

Ông Blinken cũng trực tiếp bày tỏ mối quan ngại của nhiều quốc gia trong bài phát biểu của mình, ông nói, “Đây là lý do tại sao, từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, từ sông Mekong đến quần đảo Thái Bình Dương, tất cả mọi người đều rất lo ngại về hành vi gây hấn của Bắc Kinh”. Ông cũng trực tiếp tuyên bố rằng ĐCSTQ đã “chiếm đoạt vùng biển quốc tế” ở Biển Đông và tạo ra căng thẳng ở eo biển Đài Loan.

Các nước Đông Nam Á đương nhiên hy vọng rằng Mỹ có thể giúp đảm bảo an ninh cho họ trước sự đe dọa từ ĐCSTQ. Nhưng có vẻ Mỹ còn muốn chứng tỏ rằng mình sẽ làm được nhiều hơn thế. Trong bài phát biểu của mình, ông Blinken còn đề cập tới kế hoạch xây dựng môi trường kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cam kết thiết lập một khuôn khổ kinh tế khu vực mới, bao gồm thương mại, kinh tế kỹ thuật số, công nghệ, chuỗi cung ứng, năng lượng sạch và các lĩnh vực khác, đồng thời thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn.

Trong Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa kết thúc, ngoại trưởng của một số nước Đông Nam Á cũng đã được mời tham gia, các chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Châu Âu đang được phối hợp và tích hợp, và cả hai đều quan tâm đến giá trị tiềm năng của Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á đều mong đợi nhận được chuỗi cung ứng và đầu tư trực tiếp từ 7 nước phương Tây, và quốc gia nào thực hiện bước đầu tiên thì quốc gia đó cũng sẽ nắm bắt được cơ hội đầu tiên.
Hàn Quốc thay đổi, tạo tiền lệ

Mặc dù Hàn Quốc đã thành lập liên minh quân sự với Mỹ, nhưng nước này từng đứng bên lề “cơ chế Bộ tứ”, và giờ đây, họ đang dần xích lại gần nhau hơn. Ngày 13/12, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã có chuyến thăm Úc nhằm tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng nguyên liệu và khoáng sản, đồng thời ký hợp đồng bán vũ khí cho Úc.

Đây là chuyến thăm Úc đầu tiên của một nhà lãnh đạo Hàn Quốc kể từ năm 2009. Hai bên tuyên bố rằng mối quan hệ song phương đã được nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong đó Mỹ được cho là đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ này. Ông Moon Jae-in cho biết, ông kỳ vọng liên minh AUKUS Mỹ-Anh-Úc và Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD) sẽ đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.

Hàn Quốc đã nhìn thấy xu hướng chung rằng một khuôn khổ hợp tác kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới do Mỹ đứng đầu đang hình thành, tất nhiên Hàn Quốc không muốn bỏ lỡ chuyến xe đầu tiên nên đã bắt đầu thay đổi thái độ. Vào ngày 2 tháng 12, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã đến thăm Hàn Quốc, sau cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Suh Wook, tuyên bố chung lần đầu tiên đề cập đến việc “khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan”.

Trong bài phát biểu của mình, ông Blinken đã đề cập đến các liên minh hiệp ước với Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan. Điều này tương đương với việc kêu gọi nhiều quốc gia Đông Nam Á tham gia vào các liên minh quân sự của Hoa Kỳ.

Vào ngày 29 tháng 11, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố báo cáo Thẩm định vị thế toàn cầu (Global Posture Review), nêu rõ mục đích duy trì sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cần phải tìm kiếm khả năng tiếp cận khu vực rộng lớn hơn và hợp tác quân sự để ngăn chặn sự xâm lược quân sự tiềm tàng của ĐCSTQ.
Xu hướng ĐCSTQ bị cô lập đang rõ dần

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Ngoại trưởng Blinken là Indonesia, quốc gia được ông gọi là nền dân chủ lớn thứ ba trên thế giới. Với dân số khoảng 270 triệu người, Indonesia là quốc đảo lớn nhất thế giới, nằm giữa châu Á và châu Đại Dương, và vị trí chiến lược của quốc gia này tất nhiên là rất quan trọng. Việc ông Blinken chọn thực hiện bài phát biểu của mình tại Đại học Indonesia đã nói lên điều đó. Sau đó, ông Blinken thăm Malaysia và Thái Lan, cũng là những quốc gia quan trọng ở Đông Nam Á, và có khả năng làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác quân sự với Mỹ.

Ông Blinken kết luận bằng cách nói rằng tăng cường an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương “sẽ dựa vào sức mạnh lớn nhất của chúng ta: các liên minh và quan hệ đối tác của chúng ta” và “áp dụng chiến lược ‘răn đe toàn diện’” để “đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia (Trung Quốc và Hoa Kỳ) sẽ không biến thành xung đột”.

Điều này cũng có thể sẽ trở thành một yếu tố quan trọng trong việc gây ấn tượng với các nước Đông Nam Á, tránh được chiến tranh luôn là mong muốn của hầu hết các nước trong khu vực này.

ĐCSTQ chắc chắn rất lo lắng về chuyến thăm Đông Nam Á của ông Blinken. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Vương Văn Bân, cáo buộc Hoa Kỳ “vạch ra đường lối ý thức hệ, tập hợp các vòng tròn nhỏ lại với nhau và kích động đối đầu nhóm” để khiến “các quốc gia khác chọn bên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.

Trên thực tế, ĐCSTQ đang cố gắng kiểm soát Đông Nam Á ở sân trước, và cũng muốn kéo ASEAN “đứng cùng phía” với ĐCSTQ, tuy nhiên, ĐCSTQ thực sự rất “hung hăng” ở Biển Đông, dù có dùng từ ngữ đẹp đẽ đến đâu cũng không giúp ích được gì, các nước Đông Nam Á cũng đã trở thành nạn nhân của Covid phát sinh từ Trung QUốc.

Ngày nay, các vấn đề kinh tế của Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã trở nên nổi cộm, nhu cầu trong nước bị thu hẹp và sức hấp dẫn của thị trường Trung Quốc ngày càng giảm, không còn đủ khả năng để tiếp tục đầu tư ra nước ngoài. Các nước Đông Nam Á hẳn cũng cảm thấy mất thời gian và công sức trong việc trao đổi kinh tế và thương mại với ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ không nói về việc đôi bên cùng có lợi cũng như các quy tắc.

Những thay đổi mới sẽ diễn ra trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nếu Hoa Kỳ có thể mở rộng thành công một mô hình tương tự của “cơ chế bộ tứ” sang Đông Nam Á, nó sẽ kết nối hiệu quả Nhật Bản và Đài Loan ở Đông Á, Ấn Độ ở Tây Nam Á, Úc ở phía Nam. EU và NATO cũng sẽ có chỗ đứng vững chắc hơn trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Và như vậy ĐCSTQ sẽ rơi vào tình trạng bị cô lập nhiều hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới