Bãi Cát, Đá Ngầm, Và Thung Lũng Ngầm Dưới Biển: Những Tuyên Bố Chủ Quyền Mới Của Trung Quốc Ở Biển Đông
Vào khi những căng thẳng đang gia tăng ở Biển Đông, Trung Quốc mới đây đã đặt tên và tuyên bố chủ quyền đối với 80 thực thể địa lý không rõ ràng ở vùng nước tranh chấp cùng lúc với việc Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch lấn lướt của mình nhằm đánh dấu chủ quyền và đẩy các quốc gia khác cũng đòi chủ quyền ở vùng biển này ra ngoài.
Sử dụng hình ảnh vệ tinh và phần mềm vẽ bản đồ, nghiên cứu những tuyên bố chủ quyền được Trung Quốc công bố hồi tháng 4 năm 2020 và thấy rằng những thực thể này bao gồm các đá, bãi cát, và các bãi đá nhỏ nằm rải rác ngoài khơi của Việt Nam, xung quanh vùng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, và quần đảo Trường Sa nơi 6 quốc gia trong khu vực đang đòi chủ quyền. Phần lớn trong số 80 thực thể này hoàn toàn nằm dưới mực nước biển. Không có thực thể nào trong số này đủ tiêu chuẩn để gọi là đảo dù Trung Quốc một mực khẳng định là đảo.
Vậy tại sao vào lúc này Trung Quốc lại đưa thêm các đòi hỏi mới, bao phủ cả những phần không rõ ràng ở đáy biển? Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington DC, cho rằng câu trả lời hết sức đơn giản. Đó là: chủ nghĩa dân tộc.
“Khi Trung Quốc đối mặt với những chỉ trích về phản ứng của nước này với dịch bệnh COVID-19, bao gồm cả những bất bình liên quan đến những hành động tiếp diễn và sự lấn lướt ở Biển Đông vào giữa khi có đại dịch, Bắc Kinh đã đẩy mạnh thêm chủ nghĩa dân tộc huyênh hoang của mình”, ông Poling nói.
“Việc này có thể giúp ích trong nội địa Trung Quốc. Tuy nhiên về mặt quốc tế, bước đi này chỉ soi rọi thêm ánh sáng vào bản chất tạm thời và mới của Trung Quốc đối với những đòi hỏi về chủ quyền từ xưa của Trung Quốc ở Biển Đông” – Greg Poling.
Trong danh sách công bố mới nhất, Trung Quốc giờ đây đòi chủ quyền đối với hơn 300 thực thể nổi và chìm dưới mực nước biển ở Biển Đông. Các chuyên gia cảnh báo việc ồ ạt tuyên bố chủ quyền này của Trung Quốc đang gây khó khăn cho những đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) vào khi Việt Nam, Malaysia, Philippines và Indonesia đang có những động thái chống lại lập trường của Bắc Kinh đối với khu vực giàu tài nguyên này.
(còn nữa)