Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiPhép thử lòng trung thành của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO

Phép thử lòng trung thành của Thổ Nhĩ Kỳ với NATO

Thổ Nhĩ Kỳ càng tuyệt tình với Nga càng chứng minh được lòng trung thành với NATO trong khi tổ chức này im lặng trước sự kiện bắn Su-24.

Thổ Nhĩ Kỳ quyết không xin lỗi Nga

Trong một buổi phỏng vấn với hãng CNN ngày 26/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định Ankara sẽ không xin lỗi Nga về vụ máy bay Su-24 bị bắn rơi.

“Tôi nghĩ rằng nếu có bên nào cần phải xin lỗi, đó không phải là chúng tôi”, ông Erdogan tuyên bố.

“Những ai vi phạm không phận của chúng tôi mới là người cần phải xin lỗi. Phi công và lực lượng vũ trang của chúng tôi chỉ đơn giản là hoàn thành nhiệm vụ của họ, bao gồm việc phản ứng với những hành vi vi phạm không phận. Tôi nghĩ việc đó là cần thiết”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói tiếp.

Thậm chí người đứng đầu nhà nước Ankara còn tuyên bố nếu không phận bị xâm phạm quốc gia này sẽ tiếp tục đáp trả giống như cách họ bắn hạ chiếc máy bay Su-24 của Nga.

“Nếu hôm nay có một vụ xâm phạm khác, chúng tôi sẽ đáp trả bằng một cách tương tự,” Tổng thống Tayyip Erdogan tuyên bố.

Ông Erdogan cũng bác bỏ cáo buộc của Nga cho rằng Ankara đang hợp tác với IS, khẳng định cuộc chiến của Thổ Nhĩ Kỳ chống lực lượng thánh chiến là “không phải tranh cãi.”

Tổng thống Erdogan đồng thời khẳng định việc bắn hạ máy bay Nga là “phản ứng tự động” theo những chỉ thị thường trực dành cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, và những quy tắc giao chiến của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một vấn đề riêng rẽ với các bất đồng với Moskva về chính sách Syria. 

Tuyên bố trên của người đứng đầu nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về căng thẳng leo thang giữa 2 nước sau vụ việc Su-24 của Nga bị bắn rơi.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyệt tình với Nga

Còn nhớ vào hôm 24/11, sau khi đưa ra lời cáo buộc chiến đấu cơ của Nga bị bắn hạ do xâm phạm lãnh thổ Ankara trong vòng 17 giây, Thổ Nhĩ Kỳ ngay lập tức yêu cầu NATO triệu tập một cuộc họp toàn khối để thảo luận rõ hơn về việc này. Trong những phát biểu sau đó, giới chức Ankara liên tiếp biện minh cho hành động bắn hạ Su-24 của Nga là để bảo vệ an toàn lãnh thổ theo quy ước giao chiến.

Không dừng lại ở đây, ngay sau khi Moskva quyết định điều S-400 tiến sát biên giới Syria,  Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này đang triển khai một trong những chiến dịch tuần tra lớn nhất từ trước tới nay tại khu vực sát biên giới với Syria.

Phep thu long trung thanh cua Tho Nhi Ky voi NATO
Thồ Nhĩ Kỳ kiên quyết cự tuyệt Nga và hướng sang NATO nhằm tìm giải pháp mới cho sau vụ bắn rơi Su-24. Ảnh :AP

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cũng nhanh chóng công bố một số đoạn âm thanh ghi lại những lời cảnh báo được cho là gửi tới chiến đấu cơ Su-24 của Nga trước khi nó bị bắn rơi gần biên giới Syria nhằm đáp lại những cáo buộc từ Murakhtin, viên phi công Nga sống sót  mới được giải cứu.

Một loạt những động thái trên của Ankara cho thấy nước này đã tuyệt tình  hoàn toàn với Moskva để theo đồng minh Mỹ và NATO.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn dựa vào Washington và đồng minh để đối phó với những căng thẳng đang leo thang với Moskva. Tuy nhiên hành động này bị đánh giá là sai lầm nghiêm trọng.

Theo phân tích của The National Interest, việc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đã khiến tổng thống nước này, ông Erdogan, đánh mất tất cả những kết quả tích cực mà ông đã đạt được trong các cuộc thảo luận với Tổng thống Nga V.Putin trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G-20 mới được tổ chức.

Và nó có thể trở thành chiếc đinh cuối cùng đóng vào các nỗ lực của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong việc xây dựng các mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia.

Thái độ tuyệt đối hướng về NATO cũng Ankara ngày càng rõ ràng. Quan sát từ đầu diễn biến vụ việc Su-24 Nga bị bắn rơi thì có thể thấy rằng Washington và các nước đồng minh đều tỏ thái độ nước đôi, không cương quyết cũng không hẳn ra mặt ủng hộ Ankara.

Điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Bởi lẽ, đã có một Thổ Nhĩ Kỳ thừa hăng hái thể hiện lòng trung thành với NATO thì không nhất thiết Mỹ và đồng minh phải ra mặt.

Washington và các nước đồng minh đều đang có mục tiêu dài hạn tại Syria trong cuộc chiến chống IS.

Việc can thiệp vào cuộc chiến căng thẳng giữa Ankara và Moskva có thể khiến kế hoạch không kích phiến quân khủng bố của những nước này tiếp tục sa lầy nghiêm trọng.

RELATED ARTICLES

Tin mới