Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTQ làm gì khi Nga-Mỹ mải tranh hùng?

TQ làm gì khi Nga-Mỹ mải tranh hùng?

Trong khi Nga-Mỹ mải mê cuộc chiến tại Syria và ‘đấu đá’ nhau thì Trung Quốc tranh thủ gây dựng ảnh hưởng tại nhiều nơi và phát triển kinh tế.

‘Tấn công thiện cảm’ châu Phi

Ở diễn biến mới nhất, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tham dự Hội nghị Thượng Đỉnh Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi (FOCAC) tổ chức tại Nam Phi và tranh thủ gặp gỡ, thảo luận với lãnh đạo nhiều quốc gia châu Phi nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương.

Tuyên bố chung của hội nghị ra ngày 5/12 thể hiện rõ quyết tâm của hai bên trong việc đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác song phương lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đặc biệt, Trung Quốc ‘tấn công thiện cảm’ châu Phi bằng cam kết hỗ trợ 60 tỷ USD cho các quốc khu vực này phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Chủ tịch Trung Quốc, gói vốn vay và viện trợ này sẽ bao gồm một số khoản vay không lãi suất, học bổng và hỗ trợ đào tạo dành cho hàng nghìn người dân châu Phi.

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh FOCAC lần này đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc và mở ra một trang sử mới trong quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi trong giai đoạn phát triển mới. Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ với châu Phi những thành tựu, kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến có thể áp dụng để châu Phi có thể phát triển độc lập, phù hợp với châu lục này.

Đáp lại, thay mặt nước chủ nhà tổ chức FOCAC, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cho biết, châu Phi hoan nghênh quyết định chính trị rất cao của hai bên trong việc nâng quan hệ giữa hai bên lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, mở ra một kỷ nguyên mới trong quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực, nhất là ​châu Phi hy vọng Trung Quốc tiếp tục là đối tác hàng đầu của khu vực này trong tương lai.

Một sự kiện đáng lưu ý trong chuyến đến châu Phi lần này của ông Tập là Djibouti thông báo Trung Quốc sắp xây dựng căn cứ hải quân đầu tiên tại quốc gia vùng Sừng châu Phi này, dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn tăng cường hiện diện trong an ninh quốc tế. Djibouti, thuộc địa cũ của Pháp, có vị trí gần lối vào Biển Đỏ, dẫn đến kênh đào Suez.

Châu Phi là khu vực lâu nay Mỹ và Trung Quốc cạnh tranh ảnh hưởng. Tuy nhiên, với sự “hào phóng” nói trên, Trung Quốc đang chứng minh rằng họ mới là nước mang lại lợi ích cho châu Phi, không phải Mỹ.

“Đi đêm “sau lưng Nga

Sự kiện Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay Su-24 của Nga hôm 24/11 đẩy quan hệ hai nước vào tình trạng căng thẳng. Để trả đũa cho hành động của Ankara, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh trừng phạt kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc, với sự giúp đỡ của Azerbaijan, Gruzia và Kazakhstan đã đạt thỏa thuận vận tải hàng hóa từ châu Á sang châu Âu mà không cần qua lãnh thổ Nga.

Thỏa thuận trên được ký kết tại Istanbul hôm 30/11 giữa các “ông lớn” ngành vận tải của các nước tham gia, trong một cuộc giới thiệu cơ hội và triển vọng của tuyến đường giao thông “Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ-châu Âu” xuyên biển Caspian.

Theo Tân Hoa Xã (Trung Quốc), thành viên Ủy ban chính phủ Azerbaijan về phát triển TRACECA (Hành lang giao thông châu Âu-Caucasus-châu Á) Akif Mustafayev đánh giá, thỏa thuận vừa đạt được sẽ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác vận tải hàng hóa từ Trung Quốc sang châu Âu.

Ông khẳng định, Azerbaijan sẽ bảo đảm các xe tải Thổ Nhĩ Kỳ được vào nước này, đồng thời nhấn mạnh quyết định trên được đưa ra từ trước tình trạng căng thẳng gần đây giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ.

Các tuyến vận tải Á-Âu nằm trong quy hoạch “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”, thuộc chiến lược “một vành đai, một con đường” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.

RELATED ARTICLES

Tin mới