Tuesday, January 7, 2025
Trang chủĐiểm tinĐài Loan: Công khai chuyện đến TQ thay nội tạng là phạm...

Đài Loan: Công khai chuyện đến TQ thay nội tạng là phạm pháp

Gần đây, chuyện vợ của một diễn viên có thâm niên tại Đài Loan công khai việc đi ghép tạng tại Trung Quốc, với tổng chi phí243.000 USD đã gây nên nhiều ý kiến phản ứng từ các tổ chức quản lý vấn đề cấy ghép tạng tại đặc khu hành chính này.

Diễn viên Lâm Tại Bồi và vợ, bà Tử Lâm (Ảnh: Weibo Lâm Tại Bồi)

Trong đó, ngày 13/12, Tổ chức Xã hội Dân sự lên tiếng cho rằng đây là hành vi phạm pháp, gián tiếp cổ vũ cho tội ác mua bán nội tạng, phải chịu hình phạt pháp luật.

Năm 2014, vợ của diễn viên Đài Loan Lâm Tại Bồi, bà Tử Lâm được chẩn đoán bị gan xơ cứng kỳ cuối, chỉ có thể sống được thêm khoảng 4 tháng.

Theo Apple Daily, vừa qua ông Lâm Tại Bồi đã đưa vợ đến Chiết Giang để thay gan, trong hai tháng chi hết 8 triệu Đài tệ và đã thành công. Ông Lâm Tại Bồi cho biết: “Tôi nghe nói ở Thượng Hải còn đắt hơn, phải mất 15 triệu Đài tệ (khoảng 457 nghìn USD).”

Giá bán nội tạng người (Ảnh: Hội Cấy ghép nội tạng Quốc tế Đài Loan)

Giá bán nội tạng người (Ảnh: Hội Cấy ghép nội tạng Quốc tế Đài Loan)

Bà Tử Lâm cũng cho biết về thời gian tìm được tạng rất ngắn: “Khi đó vừa có người thanh niên bị tai nạn giao thông, sau khi được người nhàđồng ý thì tôi mới thay gan, không ngờ gan của người đó lại rất hợp với tôi. 3 ngày sau khi phẫu thuật tôi đã đi lại được, sau 7 ngày da dẻ tôi bắtđầu hồng hào, thật cảm ơn chồng tôi đã giúp tôi”.

“Công khai đưa tin đi cấy ghép tạng tại Trung Quốc là gián tiếp cổ vũ cho tội ác cấy ghép nội tạng phi pháp”

Đại diện cho Hội Cấy ghép nội tạng Quốc tế Đài Loan – bác sĩ Hoàng Thiên Phong (Huang Qianfeng) cho biết việc người nổi tiếng sau khi đến Đại Lục cấy ghép tạng lại công khai đưa tin trên truyền thông là gián tiếp cổ vũ cho tội ác mua bán, cấy ghép nội tạng phi pháp, phải chịu xử lý theo pháp luật, theo Trung ương xã (CAN) đưa tin.

Ông Phong cho hay, hơn 10 năm qua rất nhiều người Đài Loan đã không tiếc tiền ra nước ngoài cấy ghép nội tạng, trong đó nhiều nhất là đến Trung Quốc Đại lục, vì chỉ trong thời gian ngắn là có thể có được nội tạng cấy ghép.

Người muốn thay nội tạng có nghĩ được rằng mỗi người chỉ có một lá gan, vậy thì trong thời gian ngắn ngủi này có thể lấy từ đâu? – đại diện của Hội Cấy ghép nội tạng Quốc tế Đài Loan đặt ra nghi vấn. Dù mua bán trực tiếp hay qua trung gian cũng đều là hành vi tiếp tay cho tội ác mổ cướp nội tạng đang diễn ra phổ biến ở Trung Quốc hiện nay.

Ông Hoàng đồng thời cho hay, từ ngày 1/7 năm nay, Luật sửa đổi “Điều lệ cấy ghép nội tạng người” đã có hiệu lực. Nội dung của văn kiện này ra đời với mục đích đảm bảo tinh thần chế độ hiến tặng nội tạng hợp pháp và mang tính rộng khắp.

Trong khi đó, ông Lý Bác Chương (Libo Zhang), Chủ tịch Trung tâm Đăng ký hiến tặng nội tạng, Viện trưởng Y viện Đài Nam (thuộc Bộ Y tế Phúc lợi Đài Loan) cho biết sự việc này cho thấy hoạt động hiến tặng nội tạng ở trong nước hiện còn rất yếu. Người bệnh mong muốn bình phục nên đã không tiếc tiền đi ra nước ngoài làm phẫu thuật cấy ghép. Việc này xét trên vấn đề cá nhân thì hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, vấn đề nguồn gốc của nội tạng là rất đáng lo ngại.

Ty trưởng Ty Y dược Bộ Y tế Phúc lợi Đài Loan – ông Vương Tông Hi (Wang Zongxi) cho hay Bộ Y tế Phúc lợi đã xây dựng hệ thống theo dõi sau khi phẫu thuật cấy ghép nội tạng và tiến hành kiểm tra không định kỳ tài liệu bảo vệ sức khỏe. Theo đó, các bệnh viện cần nghiêm khắc hoàn thành tài liệu ghi danh các bệnh nhân cấy ghép tạng ở nước ngoài. Nếu phát hiện trường hợp đi nước ngoài cấy ghép tạng sau khi về nước lại được tiếp nhận theo dõi mà không ghi danh theo quy định, tổ điều trị sẽ bị thẩm tra.

Ông Lý Vân Tường, Đạo diễn người Canada gốc Hoa và bộ phim “Mổ cướp sống” được giải Peabody của vào tháng 4 năm nay. Đây là giải thưởng danh giá nhất của Hội Phát thanh – Truyền hình Mỹ. Vào tháng 11 vừa qua, bộ phim lại được giải của Hội Phát thanh – Truyền hình Quốc tế (AIB) năm 2015. Tổ chức Quốc tế Điều tra Pháp Luân Công đã ghi nhận giải thưởng lớn này (Ảnh: Mạng Minh Huệ)

Ông Lý Vân Tường, đạo diễn người Canada gốc Hoa và bộ phim “Mổ cướp nội tạng sống” được giải Peabody của vào tháng 4 năm nay. Đây là giải thưởng danh giá nhất của Hội Phát thanh – Truyền hình Mỹ. Tháng 11 vừa qua, bộ phim nhận thêm giải của Hội Phát thanh – Truyền hình Quốc tế (AIB) năm 2015. Tổ chức Quốc tế Điều tra Pháp Luân Công đã ghi nhận giải thưởng lớn này. (Ảnh: minhhue.net)

Bộ phim “Mổ cướp nội tạng sống” được lưu chiếu ở Đài Loan

Một bộ phận trong hệ thống Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công để bán, vì vậy Hội Cấy ghép nội tạng Quốc tế Đài Loan kêu gọi người dân phải chú ý những nguy hiểm khi ra nước ngoài cấy ghép nội tạng. Theo đó, bộ phim “Mổ cướp nội tạng sống” lưu chiếu ở Đài Loan để chia sẻ cho người dân Đài Loan, đặc biệt là người chữa bệnh, hiểu được sự thực, qua đó có thể bảo vệ quyền lợi một cách có lương tri.

Vào ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12, Hội Cấy ghép nội tạng Quốc tế Đài Loan đã tổ chức hoạt động “Dũng khí màu trắng năm 2016” với hy vọng việc lưu chiếu bộ phim “Mổ cướp nội tạng sống” sẽ giúp phổ biến luật sửa đổi “Điều lệ cấy ghép nội tạng người” có hiệu lực vào ngày 1/7 năm nay. Mục đích của việc làm này để đảm bảo tinh thần chế độ hiến tặng nội tạng hợp pháp và mang tính rộng khắp.

Trong luật sửa đổi “Điều lệ cấy ghép nội tạng người” vừa có hiệu lực, Điều 12 quy định, nội tạng của bất cứ người cung cấp hoặc được cấy ghép nào đều phải thực hiện theo cách “phi lợi nhuận”.

Điều 16 quy định, môi giới cấy ghép nội tạng hoặc cung cấp nội tạng trái với điều 12 sẽ bị tù có thời hạn từ 1 – 5 năm và bị phạt tiền từ 9.000 – 46.000 USD.

RELATED ARTICLES

Tin mới