Saturday, November 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiSự phối hợp tình báo Mỹ, Nhật, Đài Loan như thế...

Sự phối hợp tình báo Mỹ, Nhật, Đài Loan như thế nào?

Bài giới thiệu sơ lược về hoạt động phối hợp giữa tình báo Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc).

Từ rất sớm, Mỹ, Nhật Bản và đảo Đài Loan đã thiết lập mạng trinh sát tổng hợp, có khả năng giám sát các mục tiêu trên không, mặt đất, trên biển và dưới biển.

Trinh sát trên biển

Hạm đội Thái Bình Dương, Mỹ và Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản có vài chục tàu trinh sát, trang bị hiện đại, có tính năng tàng hình cao. Trong đó, gần một nửa số tàu trinh sát của Mỹ bố trí ở Đông Nam Á, trọng điểm thu thập thông tin tình báo là khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản bố trí hệ thống giám sát trên mặt nước, dưới nước ở những tuyến giao thông quan trọng trên biển như eo biển Tsugaru.

Hệ thống chống ngầm ở châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ gồm hệ thống sonar cố định dưới đáy biển được hình thành trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đến nay vẫn còn sử dụng. Mỹ từng thu thập nhiều thông tin tình báo về hoạt động của tàu ngầm hải quân các nước ở Biển Đông thông qua hệ thống này.

Trinh sát đường không

Trinh sát đường không là biện pháp trinh sát được sử dụng rộng rãi nhất của Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan. Bộ Tư lệnh không quân Mỹ ở Thái Bình Dương có vài chục máy bay trinh sát, bao gồm 6 loại, chủ yếu bố trí ở căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc và các căn cứ không quân Kadena, Misawa ở Nhật Bản.

Không quân Nhật Bản có lực lượng trinh sát trên không gồm máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C, máy bay trực thăng trinh sát cảnh báo sớm trên biển MH-53, máy bay cảnh báo sớm tầm xa E-767…

Trong đó, bán kính hoạt động của máy bay cảnh báo sớm tầm xa E-767 là 1.850km, cự ly do thám của radar trên máy bay đối với mục tiêu trên cao là 780km, cự ly do thám đối với mục tiêu tầm thấp và mặt nước là 400km.

Đài Loan đã đưa vào sử dụng đầy đủ 6 máy bay báo động sớm E-2 do Mỹ chế tạo, đảm bảo hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, phối hợp chặt chẽ với các trạm radar mặt đất và hệ thống phòng không tự động để nâng cao khả năng giám sát, cảnh giới trên không.

Trinh sát vệ tinh

Trinh sát vệ tinh không bị hạn chế bởi biên giới quốc gia, mức độ bao phủ rộng, tính cập nhật cao. Hiện Mỹ có ít nhất 50 vệ tinh các loại trực tiếp hoặc gián tiếp đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, trung bình cứ 6 tiếng đồng hồ lại có một vệ tinh trinh sát của Mỹ quét qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thu thập và cung cấp tin tình báo về các động thái liên quan.

Với Nhật Bản, nước này đã sở hữu số lượng đáng kể vệ tinh quang học, hình thành một hệ thống thu thập tình báo không gian hoàn chỉnh. Đài Loan, với sự trợ giúp của Mỹ, cũng đã phóng loạt vệ tinh Huawei, bước đầu tạo khả năng trinh sát vũ trụ khá quy mô.

Trinh sát tín hiệu

Từ lâu, Mỹ đã thiết lập một số trạm trinh sát tín hiệu ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỹ cũng tận dụng cơ hội bố trí lực lượng và tiến hành diễn tập quân sự liên hợp với các quốc gia Trung Á để thiết lập rộng rãi các trạm radar và giám sát điện tử để thu các loại tình báo tín hiệu.

Nhật Bản và Đài Loan cũng là những cơ sở tình báo vô tuyến điện quan trọng. Nhật Bản có 6 trạm thông tin, trong khi Đài Loan thiết lập một trạm trinh sát điện tử lớn và đang xây dựng trạm radar cảnh báo tầm xa mới.

Tăng cường quan hệ tình báo

Theo Thỏa thuận hợp tác tình báo giữa Mỹ và Đài Loan, hàng năm cơ quan tình báo hai bên tiến hành hội nghị, trao đổi tin tình báo và bàn các vấn đề hợp tác. 

Từ năm 2002, Đài Loan đã thiết lập đường dây nóng quân sự với Mỹ. Cũng năm 2002, Hạ viện Mỹ thông qua dự luật với nội dung tăng cường hợp tác quân sự Mỹ- Đài, trong đó bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực phân tích mối đe doạ, hỗ trợ hậu cần, thu thập và phân tích tin tình báo.

Từ năm 2003, Nhật Bản và Đài Loan định kỳ tiến hành cuộc gặp giữa các quan chức tình báo quân sự hai bên. Các quan chức tình báo Mỹ và Nhật Bản cũng định kì gặp nhau theo tinh thần Hiệp ước Bảo vệ an ninh Mỹ-Nhật. Gần đây, để đảm bảo tính thời sự của tin tức, các cơ quan tình báo Mỹ, Nhật và Đài Loan đã điều chỉnh từ gặp gỡ định kỳ sang cung cấp thường xuyên.

Mỹ còn giúp đỡ Đài Loan xây dựng hệ thống tình báo, điển hình là giúp xây dựng cơ sở tác chiến điện tử cho máy bay C-130 HE, xây dựng mạng số liệu máy bay báo động sớm E-2T và máy bay chiến đấu F-16, xây dựng hệ thống trinh sát điện tử hải, lục, không quân. Mỹ cũng đào tạo nhân viên tình báo cho Đài Loan; giúp xây dựng quy trình thu thập, nghiên cứu, xử lý tin tình báo; tối ưu hoá quy trình hoạt động của hệ thống an ninh và tình báo.

Mặt khác, cùng với việc tăng cường hợp tác, các cơ quan tình báo Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan cũng thâm nhập lẫn nhau để thu thập tình báo, qua đó nhằm nắm bắt kịp thời, toàn diện về chính trị, quân sự của các đối tác.

RELATED ARTICLES

Tin mới