Với vụ phóng ICBM gần đây của Triều Tiên , cũng như những lời đe dạo viện cớ đến vũ khí hạt nhân bị dẫn động từ cuộc xâm lược tàn bạo của Nga vào Ukraine, không có gì lạ khi chi phí các boongke hạt nhân sâu dưới lòng đất ngày càng tăng cao.
Điện Kremlin thực sự đã đặt các lực lượng hạt nhân của mình trong tình trạng báo động cao và các chiến lược gia Nga đã lưu ý rằng nước này sở hữu hàng nghìn vũ khí hạt nhân chiến thuật, có thể được sử dụng nếu nước Nga bị đe dọa. Tuy nhiên, sự kết hợp của các biện pháp răn đe tiêu chuẩn kèm theo sự thận trọng thích đáng từ các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ đủ để bót chết hai cuộc khủng hoảng này từ trong trứng nước.
Như thường lệ trong thế giới chính trị ngày nay, Trung Quốc thực sự có mối quan tâm đặc biệt đến bố cục tương lai của hành tinh trái đất này. Có hai lý do chính.
Thứ nhất, Bắc Kinh hiện đang tiến hành xây dựng lực lượng hạt nhân lớn.
Vào cuối tháng 3, Phó giám đốc phụ trách các kế hoạch và chính sách của Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ, Tướng John Weidner, tại một hội nghị về Nga, đã khẳng định rằng Trung Quốc đang tăng cường tốc độ phát triển vũ khí hạt nhân hơn bao giờ hết.
Matt Korda và Hans Kristensen thuộc Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho biết: “Số lượng hầm hạt nhân mới của Trung Quốc đang được xây dựng vượt quá số lượng ICBM của Nga vận hành và chiếm hơn một nửa quy mô của toàn bộ lực lượng ICBM của Mỹ”.
Trung Quốc có cả nguồn lực và sức mạnh kỹ thuật để thực hiện một thành tựu như vậy. Rất có thể là vì Đài Loan, mà khiến Bắc Kinh điều chỉnh tư thế răn đe tối thiểu, điều này là phù hợp với truyền thống của Trung Quốc. Thật không may, điều đó có khả năng gây ra một cuộc xung đột vũ trang với Mỹ .
Thật vậy, trong suốt một thập kỷ qua các chiến lược gia Trung Quốc đã luôn cân nhắc xem có nên thực hiện việc xây dựng như vậy hay không, nhưng cuối cùng giới lãnh đạo Trung Quốc dường như đã đưa ra quyết định này, một phần do căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng leo thang, cùng với những thay đổi trong chiến lược quốc phòng của Mỹ, bao gồm việc tăng cường các phương án chiến đấu hạt nhân, cũng như phát triển hơn nữa khả năng phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Nhưng không chỉ người Trung Quốc lo lắng về sự leo thang hạt nhân Mỹ-Trung giả định này. Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ James Stavridis, cựu Tư lệnh NATO, đã dự đoán trong “cuốn tiểu thuyết về chiến tranh thế giới tiếp theo” năm 2021 của ông rằng một cuộc xung đột như vậy, tranh giành Đài Loan và Biển Đông , sẽ kết thúc bằng một loạt các cuộc tấn công hạt nhân nhằm loại bỏ các thành phố lớn ở cả hai phía, bao gồm cả San Diego và Thượng Hải.
Một biên tập viên của một tạp chí quân sự hàng đầu của Trung Quốc đã viết một bài luận ngắn, trong đó ông sử dụng cuốn sách Stavridis làm bằng chứng để chế nhạo các “học giả” Trung Quốc, những học giả này tin rằng một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Trung Quốc và Mỹ là không thể. Nếu các chỉ huy quân đội Mỹ đang tiến hành cho một “cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế”, thì các chỉ huy quân đội Trung Quốc cũng phải làm như vậy, biên tập viên đó khẳng định.
Giáo sư Jiang Tianjiao của Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải đã có bài viết năm ngoái rằng chính sách hạt nhân của Mỹ thường chứng kiến cuộc tranh luận giữa những người bảo thủ ủng hộ các lựa chọn chiến tranh hạt nhân và những người tự do ủng hộ kiểm soát vũ khí. Đánh giá của Jiang kết luận rằng các học giả Trung Quốc đã sai lầm và “phóng đại ảnh hưởng của phe tự do đối với chiến lược hạt nhân của Mỹ.”
Trớ trêu thay, một bài báo ngày 25 tháng 3 trên tờ báo quân sự Trung Quốc China National Defense News cảnh báo rằng “khi Mỹ phát triển mạnh mẽ vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp, khả năng sử dụng lực lượng hạt nhân trong chiến đấu thực tế có thể tăng lên đáng kể và tác động tiềm tàng của nó là không thể coi thường. “
Để đối phó với căng thẳng hạt nhân Mỹ-Trung đang gia tăng, Washington nên phản ứng bằng một bộ chính sách cân bằng và kiên nhẫn, bao gồm cả tính răn đe và đồng thời cũng là sự trấn an. Một mặt, Mỹ nên phản ứng một cách bình tĩnh vì nước này vẫn sở hữu ưu thế hạt nhân to lớn so với Trung Quốc. Mặt khác, Lầu Năm Góc nên tập trung nỗ lực vào việc nâng cấp bộ phận răn đe còn lại, đó là lớp tàu ngầm chiến lược mới.
Để trấn an, Mỹ nên ưu tiên an ninh hạt nhân đối với Trung Quốc và giảm thiểu khủng hoảng, thực hiện một số nước cờ táo bạo trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Chính sách không phải là mới nhưng có thể là tuyên bố chung về tính dễ bị tổn thương lẫn nhau nhằm giảm thiểu căng thẳng hạt nhân Mỹ-Trung. Tuy nhiên các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cũng nên xem xét cách hạn chế vũ khí hạt nhân chiến thuật, tên lửa siêu thanh và cả vũ khí liên quan đến trí tuệ nhân tạo.
Cuối cùng, các phạm vi tiếp cận ảnh hưởng đối với ngoại giao sẽ giúp đảm bảo rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không đối đầu nhau ở eo biển Đài Loan. Trong tình huống này, cần có chủ nghĩa hiện thực rõ ràng để ngăn chặn thảm họa hạt nhân.
Thế giới đã chứng kiến những trải nghiệm cay đắng trong những tháng vừa qua khi Ukraine bị nghiền nát bởi cuộc tấn công dữ dội của Nga. Nhưng tồi tệ hơn thảm kịch này sẽ là sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc, rất có thể là một cuộc xung đột hạt nhân.
Tuy nhiên, các học giả có hiểu biết về quan hệ Mỹ-Trung hiện tại, và đặc biệt là khả năng rất nhiều khả năng của kịch bản Đài Loan sẽ leo thang ngoài tầm kiểm soát, đều biết rằng kịch bản đó thực sự nguy hiểm hơn cuộc xung đột Nga-Ukraine hiện nay một cách đáng báo động.
Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nên hành động ngay bây giờ; không chờ đợi một cuộc khủng hoảng mà cần phải chủ động thực hiện các bước để ngăn chặn một thảm kịch toàn cầu chưa từng có như vậy.