Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ đã bừng tỉnh trước TQ

Mỹ đã bừng tỉnh trước TQ

Trung Quốc là một quốc gia sản xuất lớn và đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, những tác hại khác nhau của hệ thống chuyên quyền của ĐCSTQ đã khiến toàn thế giới lo ngại.

Nhà bình luận kinh tế Đài Loan Ngô Gia Long gần đây đã nhận lời phỏng vấn độc quyền với báo Epoch Times, ông cho rằng thế giới sẽ trải qua những thay đổi lớn, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được tái thiết và thế giới sẽ mở ra một bố cục mới sau chiến tranh Nga-Ukraina.

Hoa Kỳ và Trung Quốc trước tiên phải tách rời

Ông Ngô Gia Long nói rằng Hoa Kỳ nhận ra rằng một nền kinh tế dựa trên quyền lực hoàn toàn không thể đưa vào toàn cầu hóa, đây chính là sự thức tỉnh lớn của Hoa Kỳ. Không có cách nào sử dụng kinh tế học để thay đổi chính trị trong một quốc gia chuyên quyền trừ khi cải cách chính trị được thực hiện trước.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ ngoài mặt đối đầu với ĐCSTQ, nhưng thực ra nước này đang đối mặt với vấn đề mới nhất là toàn cầu hóa: Các nền kinh tế phi thị trường cung cấp lao động và đất đai rẻ, và cũng làm môi trường bị ô nhiễm. Nếu họ nỗ lực như vậy để tham gia vào hệ thống tư bản quốc tế, liệu nó có thực sự tốt cho toàn cầu hóa?

Sau khi Hoa Kỳ nhận ra điều này, thái độ của họ đối với ĐCSTQ đã chuyển hướng đột ngột, hơn nữa cũng có sự đồng thuận giữa hai đảng. Như vậy, việc giúp đỡ ĐCSTQ trong phát triển kinh tế không phải là biện pháp, cho nên chuỗi cung ứng phải được điều chỉnh. Nếu không thấy Trung Quốc thực hiện thay đổi cơ cấu để chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thì Mỹ phải tách rời Trung Quốc trước.

Những gì Hoa Kỳ đang xem xét hiện nay là sự thu hẹp của toàn cầu hóa, tái triển khai các chuỗi cung ứng toàn cầu và rút chuỗi cung ứng khỏi các quốc gia độc tài và các quốc gia không phải là nền kinh tế thị trường. Khi chuỗi cung ứng được chuyển ra khỏi Trung Quốc, còn phải thực hiện cấm vận đối với các công ty Trung Quốc – nhiều sản phẩm và linh kiện không được phép bán cho Trung Quốc, bao gồm cấm vận thuế quan và cấm vận công nghệ.

Bố cục thế giới sau chiến tranh Nga-Ukraine

Ông Ngô Gia Long nói rằng, Nga thực sự đã thua ngay từ đầu cuộc chiến Nga-Ukraine rồi, nhưng ĐCSTQ vẫn luôn ủng hộ Nga, vì vậy thế giới có thể một lần nữa trở thành hai phe.

Ngay từ đầu, ông Tập Cận Bình đã hy vọng đặt ông Putin vào tình thế không chỉ khiến Hoa Kỳ mất tập trung gây sức ép lên ĐCSTQ, chuyển sự chú ý của Hoa Kỳ vào châu u, mà còn tấn công vào nền kinh tế của Hoa Kỳ và Châu u, v.v. và khiến lạm phát tại Hoa Kỳ tăng cao, để nước này phải chật vật đối phó.

Nhưng cuộc tấn công của Nga không được thuận lợi, và ĐCSTQ nghĩ rằng nếu Nga thua, họ có thể biến Nga thành một nước phụ thuộc vào ĐCSTQ, như vậy ĐCSTQ sẽ trở thành lãnh đạo của phe xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, ĐCSTQ chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để giúp Nga chống đỡ không thể để Nga sụp đổ, nếu Nga sụp đổ, thì đương nhiên bước tiếp theo của các nước phương Tây chính là đối phó với ĐCSTQ.

Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ muốn giúp đỡ Nga, thì Hoa Kỳ cũng sẽ trừng phạt họ, đây được gọi là các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Các biện pháp trừng phạt thứ cấp dành cho những người đồng phạm. Kết quả của các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với Nga, bởi vì mức độ tham gia của Trung Quốc vào toàn cầu hóa lớn hơn nhiều so với Nga.

Quy mô của ĐCSTQ cũng lớn và tổng thể kinh tế của nó cũng lớn, vì vậy nếu ĐCSTQ bị trừng phạt thứ cấp, tác động sẽ vượt xa các lệnh trừng phạt cấp độ đầu tiên đối với Nga. Đối với những quốc gia không tuân thủ luật chơi, Mỹ phải cứng rắn đến cùng.

Tình hình quốc tế diễn ra sau đó gắn liền với chính trị và kinh tế. ĐCSTQ và Nga đều là chế độ chuyên quyền, không phải là nền kinh tế thị trường, nếu không được tham gia vào quá trình toàn cầu hóa thì các nước phương Tây sẽ tách khỏi họ. Giống như Iran, Triều Tiên, Venezuela hoặc một số quốc gia nhất định ở châu Phi, nếu Trung Quốc và Nga muốn gộp lại để hợp tác với họ thì cũng không không sao cả. Trước đây, trong Chiến tranh Lạnh, có hai phe gọi là chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản nhưng hiện nay đã trở thành hai phe chuyên chế và dân chủ, hay còn gọi là hai phe thể kinh tế chuyên quyền và kinh tế thị trường

Trong phiên bản 2.0 của toàn cầu hóa, nhất định phải có kinh tế thị trường, chỉ những người tuân thủ luật chơi tự do thương mại mới được tham gia, không thể tiếp nhận những nền kinh tế dùng quyền lực để kiểm soát nền kinh tế. Đây không phải là sự kết thúc của toàn cầu hóa, mà là sự sửa đổi của toàn cầu hóa.

Ba điểm cơ bản cho trật tự quốc tế trong tương lai

Ông Ngô Gia Long nói rằng trật tự quốc tế trong tương lai sẽ dựa trên ba yếu tố suy xét, đó là: An ninh, lợi ích và giá trị quan. Ví dụ, nếu ĐCSTQ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và cấm sử dụng bông Tân Cương và ngành công nghiệp này sẽ thực hiện một số hành động đối đầu. Điều này đề cập đến vấn đề giá trị chuyển giao của chuỗi cung ứng, chứ không đơn thuần là cân nhắc đến lợi ích kinh tế.

Chính phủ Hoa Kỳ gần đây đã đề xuất “Cơ cấu Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” nhằm xây dựng lại an ninh của chuỗi cung ứng. Nó không phải là hiệp ước hay hiệp định thương mại, mà là một cơ cấu kinh tế. Vì nó khác với thương mại tự do truyền thống, nên nó có thể trở thành một tổ chức kinh tế quốc tế mới trong tương lai, trọng tâm là thành phần tham gia phải là các nền kinh tế thị trường và có các quy phạm pháp luật phù hợp.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới