Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMưu đồ củaTQ trước lệnh cấm đánh bắt cá

Mưu đồ củaTQ trước lệnh cấm đánh bắt cá

Hội Nghề cá Việt Nam vào ngày 4/5 ra công văn phản đối lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông của Trung Quốc.

Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng lệnh của phía Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt tại Biển Đông ở một phần vùng biển Vịnh Bắc Bộ và quần đảo Hoàng Sa là phi lý, và rằng “Việc ban hành lệnh cấm lặp lại hằng năm và kéo dài thời gian cấm đánh bắt cá trên Biển Đông làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh phía Trung Quốc, cản trở hoạt động bình thường của tàu cá và ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.”

Chuyên gia đánh giá rằng Trung Quốc có nhiều toan tính sau các lệnh cấm đánh bắt cá. Còn ngư dân Việt thì nói họ bị Trung Quốc tấn công, xua đuổi dù đang trong vùng biển Việt Nam, bất kể thời điểm có áp dụng lệnh cấm hay không.

Trả lời phỏng vấn Đài Á châu Tự do về công văn phản đối của Hội Nghề Cá Việt Nam, ông Nguyễn Chu Hồi, Phó chủ tịch thường trực Hội, cho biết:

“Thực ra cái lệnh này thì hàng năm đã nêu và cũng không có lý do gì khác những năm trước cả, vẫn là lý do để bảo vệ nguồn lợi dưới biển. Cũng giống như những năm trước, nó chỉ là một hành động lặp lại, năm nào cứ đến thời gian này họ làm, thì mình phải phản đối thôi.

Thạc sỹ, chuyên gia nghiên cứu Biển Đông Hoàng Việt cho biết thêm rằng lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông bắt đầu tuyên bố từ năm 1999, nhưng ban đầu gần như là không áp dụng.

Đến khoảng những năm 2007 trở đi thì Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng đội tàu của mình mạnh lên, trong đó có đội tàu ngư chính của hải cảnh Trung Quốc. Đội tàu này bắt đầu đi bắt bớ, hốt đổ và đâm chìm tàu cá ngư dân nước ngoài, mà trong đó có cả Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng bắt một số tàu cá để đòi tiền chuộc…

“Những năm trước 2015 thì Trung Quốc chỉ tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá khoảng nửa tháng là chấm dứt, nhưng sau này thì Trung Quốc bắt đầu kéo dài ra, và mỗi năm lại kéo dài thêm. Năm nay là tuyên bố tới ba tháng lận.”

Toan tính của Trung Quốc sau các lệnh cấm đánh bắt cá

Phía Trung Quốc nêu lý do của lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực Biển Đông là vì muốn bảo vệ nguồn tài nguyên dưới biển, tránh tình trạnh khai thác quá mức. Nhưng mục đích  thực sự của các lệnh cấm đánh bắt cá này, theo thạc sỹ Hoàng Việt, Trung Quốc đang có toan tính khác. Ông nói:

“Vấn đề thứ nhất là không biết Trung Quốc có phải thực sự muốn bảo vệ nguồn cá hay không. Cái này phải trở lại vấn đề là đã có rất nhiều tổ chức về việc đánh cá không kiểm soát, đánh cá lậu… thì Trung Quốc là quốc gia bị xếvào nhóm có hoạt động đánh cá lậu không kiểm soát lớn nhất trên thế giới.

Không chỉ Biển Đông hay biển Hoa Đông mà Trung Quốc còn đi ra tới những vùng biển rất xa, mà đánh cá theo biện pháp gọi là “tận diệt”, và cái này có rất nhiều báo chí và báo cáo ca các tổ chức phi chính phủ trên thế giới nghiên cứu về vấn đề này.”

Nếu Trung Quốc không có ý định bảo về nguồn tài nguyên dưới biển, vậy mục đích thực sự của việc ban hành các lệnh cấm đánh bắt cá, đều đặn trong hàng chục năm qua là gì? Theo thạc sỹ Hoàng Việt, là do Trung Quốc muốn củng cố và hiện thực hoá cái mà Trung Quốc cho là Đường chín đoạn trên Biển Đông. Ông lý giải về nhận định của mình:

“Một trong những lý thuyết mà Trung Quốc giải thích với thế giới về Đường lưỡi bò hay Đường chín đoạn là Trung Quốc đã có Quyền lịch sử rất lâu đời ở trên này, và các Quyền lịch sử này phải được ưu tiên cho Trung Quốc vì Trung Quốc có trước cả Công ước Luật biển.

Trung Quốc muốn năm nào cũng đưa ra một tuyên bố, một lệnh cấm đánh bắt cá như vậy, tức là một cái cách để Trung Quốc hỗ trợ và đẩy mạnh cái gọi là Quyền lịch sử của mình. Có nghĩa là Trung Quốc khẳng định Quyền lịch sử của mình. Và Trung Quốc đã có những thể hiện này, những tuyên bố này, để nói với tất cả cộng đồng quốc tế rằng chúng tôi đã bảo vệ nguồn cá như vậy…

Đây là một dạng của Trung Quốc dùng để mà hiện thực hóa và hỗ trợ các nền tảng pháp lý sau này cho Đường lưỡi bò hay là Đường chín đoạn của Trung Quốc.

Trong luật quốc tế, khi có những tuyên bố như của Trung Quốc mà anh không lên tiếng thì mặc nhiên bị coi là chấp thuận. Và lập luận của các nhà nghiên cứu của Trung Quốc cũng hay đưa ra là Trung Quốc đã tuyên bố Đường lưỡi bò từ rất lâu mà không có quốc gia nào phản đối cả.

Vì cái luận điểm như vậy cho nên đó là lý do mà Hội Nghề cá hàng năm phải lên tiếng phản đối, để khẳng định một điều là chúng tôi không chấp nhận chuyện này cái yêu sách này của Trung Quốc.”

fishingban2022.jpeg
Bản đồ vùng cấm đánh bắt cá trên Biển Đông do Trung Quốc mới ban hành hè năn 2022

Ngư dân bị tấn công bất kể có áp dụng lệnh cấm hay không

Từ nhiều năm nay, Trung Quốc đã có hành động dùng vũ lực tấn công, khống chế, cướp hải sản, trang thiết bị của các tàu cá Việt Nam hoạt động tại khu vực Biển Đông. Thông tin về các vụ được đưa lên các mặt báo ở trong nước là ít hơn nhiều so với thực tế.

Một ngư dân tên Thanh, từng hoạt động đánh bắt cá ở ngư trường Trường Sa, nói với RFA rằng không chỉ trong khoảng thời gian áp dụng lệnh cấm đánh bắt thì hải cảnh Trung Quốc mới tấn công, xua đuổi tàu cá Việt Nam, mà điều đó xảy ra ở hầu hết các thời điểm trong năm, thường xuyên “như cơm bữa”:

“Nghề của mình là đi xa nhất có thể của vùng lãnh thổ Việt Nam, thường thì sẽ tầm hai tháng đổ lên, khoảng 70 ngày. Mình hay đánh bắt ở ngư trường Trường Sa. Hầu như trong mọi chuyến đi biển thì dù tàu của mình hoạt động trong lãnh hải Việt Nam, mà mỗi khi gặđầu Trung Quốc đều bị họ đuổi. Chuyện này thường như cơm bữa.

Họ sử dụng loa phát thanh bằng tiếng Việt nói rằng “Đây là vùng biển thuộc chủ quyền sở hữu của Trung Quốc. Đề nghị các tàu của nước ngoài rời đi.” Đôi lúc họ cũng sử dụng nước vòi rồng.

Nếu tàu của mình đi riêng lẻ thì họ sẽ áp sát. Thường thì mình bỏ chạy nên chưa bị họ tiếp cận bao giờ. Nhưng vào năm 2018, tàu ca chú mình đi theo đoàn, nhưng buổi tối đánh bắt nên tách ra, và bị tàu của họ đâm trực diện dẫn đến chìm hoàn toàn.

Cũng may là chỉ bị mất tàu, may mà không có ai bị gì. Sau đó, tàu cùng đoàn đến vớt người lên, vì các tàu đều trang bị bộ đàm nên khi gặp nạn sẽ phát tín hiệu SOS.”

Riêng bản thân mình, ông Thanh kể cũng đã từng một bị tấn công, cướp hải sản hồi năm 2016:

“Có lần mình bị tàu ngư dân của họ tấn công và lấy đi một số lượng ngư phẩm. Hai tàu ngư dân của họ tiếp cận mình, họ đến và có vũ trang. Họ yêu cầu mình quỳ xuống và chắp tay ra sau đầu rồi lục lọi.

Lúc đó cả tàu không ai biết tiếng Trung nên họ chỉ doạ nạt một hồi và lấy gần một tấn mực. Tổng trị giá gần 100 triệu đồng.

Sau đó mình có báo cảnh hải cảnh Việt Nam, họ cũng có xuống kiểm định các kiểu nhưng không làm mất hút luôn.”

Ông Thanh chia sẻ rằng do công việc khó khăn, vất vả mà bây giờ ngư trường bị thu hẹp, thương phẩm bị cạn kiệt dần, giá dầu thì lên cao ngất ngưởng, không có doanh thu, cho nên ông đã nghỉ đi biển gần một năm nay.

RELATED ARTICLES

Tin mới