Friday, December 27, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiChu Ân Lai và lời phê duyệt giết ông Lưu Thiếu Kỳ:...

Chu Ân Lai và lời phê duyệt giết ông Lưu Thiếu Kỳ: “Lưu tặc phải giết”

Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ được thành lập, mọi tài liệu tội chứng về ông Lưu Thiếu Kỳ có cho đăng báo hay không đều do ông Chu Ân Lai quyết định. Nếu không có sự đồng ý của ông Chu Ân Lai thì những tài liệu này không thể đăng được.

Trong thời Cách mạng Văn hóa, ông Mao Trạch Đông vì tham vọng quyền lực đã dồn ông Lưu Thiếu Kỳ vào đường cùng, sau này người chủ trì việc định tội ông Lưu Thiếu Kỳ chính là ông Chu Ân Lai. Con của một vị tướng là thành viên trong Tổ Dự án Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chia sẻ, chính ông Chu Ân Lai đã phê chuẩn “người này phải giết”. Cựu Hội trưởng Hội Sử học Trung Quốc là Kim Xung Cập (Kim Chongji – 金冲及) cũng đã xác nhận sự thực này.

Ông Chu Ân Lai xử lý ông Lưu Thiếu Kỳ

Theo một bài báo trong trong Tân Sử ký (kỳ 7), nhà nghiên cứu lịch sử cách mạng là Vương Niên (王年) từng nói, những “nhân chứng và vật chứng” thông báo cho ông Mao Trạch Đông biết chỉ nhắm vào mục đích chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ có tội, còn những sự thực khác chứng minh ông Lưu Thiếu Kỳ không có tội thì bị giấu đi. Với người mà ông Mao muốn thanh trừng, ông Chu Ân Lai luôn chuyển tới những tài liệu để ông Mao vừa ý. Đối với vụ án nhà lãnh đạo quân sự Hạ Long, ông Chu Ân Lai cũng áp dụng cách làm như thế.

Ngày 31/7/1966, ông Chu Ân Lai hai lần tìm nói chuyện với ông Khoái Đại Phúc (蒯大富), người đứng đầu phái tạo phản ở Đại học Thanh Hoa. Ông Phái Đại Phúc cung cấp tài liệu liên quan đến ông Lưu Thiếu Kỳ cùng người vợ Vương Quang Mỹ cho ông Chu Ân Lai. Sau hai lần trò chuyện đến sáu tiếng để cung cấp tài liệu cho báo Đại tự của ông Mao Trạch Đông. Tờ báo chính là quả đạn pháo để ông Mao thanh trừng ông Lưu, còn ngòi nổ chính là ông Chu. Trong đó có cả chuyện điều tra bà Vương Quang Mỹ và cho Đại học Thanh Hoa đấu tố.

Sau khi Tổ chuyên án Lưu Thiếu Kỳ thành lập, việc quyết định chọn lọc cho đăng báo những sự kiện liên quan đến định tội ông Lưu Thiếu Kỳ đều nằm trong quyền hạn của ông Chu Ân Lai. Những tài liệu nào chưa thông qua ông Chu Ân Lai thì không được công khai.

Cựu Thứ trưởng Bộ Thủy điện Lý Nhuệ (李锐) từng tiết lộ, khoảng thời gian từ năm 1983 – 1984, Ban Tổ chức Trung ương đã phụng mệnh cho tiêu hủy hàng loạt hồ sơ tài liệu. Trước khi tiêu hủy, ông Trưởng ban Trần Dã Bình (陈野萍) đã cho bà xem một tài liệu mật về chuyên án Lưu Thiếu Kỳ, trong đó có phần do Giang Thanh khởi thảo, có phần là do Chu Ân Lai tự tay viết quyết định luận tội gồm bốn điều. Nghị quyết về vấn đề Lưu Thiếu Kỳ tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa VIII về cơ bản là do ông Chu Ân Lai tự tay viết.

Câu “Ba thiên tai bảy nhân họa” của ông Lưu Thiếu Kỳ chọc giận ông Mao Trạch Đông

Từ 1958 – 1960, ông Mao Trạch Đông phát động “Đại nhảy vọt” đã gây nạn đói chưa từng có trong lịch sử Trung Quốc với vài chục triệu người chết đói.

Từ ngày 1/11 đến ngày 7/2/1962, ĐCSTQ triệu tập Hội nghị Công tác Trung ương mở rộng với hơn bảy nghìn người tham gia, vì thế Hội nghị còn gọi là “Đại hội 7000”. Tại hội nghị, ông Mao Trạch Đông đã tự phê bình mình và thừa nhận sai lầm là theo chủ nghĩa chủ quan, thoát ly quần chúng.

Ông Lưu Thiếu Kỳ cũng có báo cáo miệng tại hội nghị do lời đề nghị của ông Mao Trạch Đông, tối ngày 26/1 ông Lưu Thiếu Kỳ đã mất cả đêm khởi thảo đề cương, sau đó đã được Mao Trạch Đông cùng các Ủy viên Thường vụ khác cho thông qua để phát biểu tại hội nghị.

Khi phê bình Đại nhảy vọt, ông Lưu Thiếu Kỳ nói: “Hiện nay không những không tiến được mà còn bị thụt lùi rất nặng, tạo một khoảng trống mênh mông.” Về nguyên nhân gây ra thảm cảnh khó khăn, ông Lưu Thiếu Kỳ nói có thiên tai, cũng có khuyết điểm và sai lầm của con người. Dù sao nguyên nhân chính không phải do thiên tai mà do con người, tức “ba phần thiên tai bảy phần nhân họa.” Sau “Hội nghị 7000,” ông Lưu Thiếu Kỳ còn nói với ông Mao Trạch Đông: “Đói chết nhiều người như thế, lịch sử sẽ viết tên tôi và anh!”

Được biết, so sánh với “báo cáo trên giấy”, báo cáo miệng của ông Lưu Thiếu Kỳ đã làm rõ nhiều vấn đề hơn và gây xôn xao dư luận. Trong đó điều mọi người ấn tượng nhất là nói về nguyên nhân gây ra thảm họa là “ba phần thiên tai bảy phần nhân họa.” Nhưng cũng chính vì chuyện này mà quan hệ giữa ông Lưu Thiếu Kỳ và ông Mao Trạch Đông ngày càng căng thẳng.

Tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 9/1961, Mao nói sai lầm này không thể cứu vãn được. Nhưng ngày 20/12/1961, Mao lại nói: “Năm ngoái (1960), năm kia (1961) tâm trạng không mấy vui vẻ, năm nay (1961) rất vui, vì chính sách cụ thể đã phát huy hiệu lực.”

Sau đó 5 năm, vào tháng 2/1967, khi Mao tâm sự cùng Trưởng đoàn đại biểu của Albania là Beqir Balluku đã nói: “Trong hội nghị 7000 người đã lộ rõ cho thấy phe chủ nghĩa sửa đổi đang muốn lật đổ chúng ta.”

RELATED ARTICLES

Tin mới