Sunday, December 29, 2024
Trang chủBiển nóngBiển Đông: Mỹ nỗ lực xoay trục lần cuối rồi đứng im?

Biển Đông: Mỹ nỗ lực xoay trục lần cuối rồi đứng im?

Tổng thống Obama đã đặt mục tiêu tăng tốc chiến lược xoay trục sang châu Á để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy. 

Nỗ lực của Tổng thống cuối nhiệm kì

Trang tin Nikkei Asian Review ngày 1/1 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với lãnh đạo 10 nước ASEAN trên đất Mỹ trong tháng này.

Ông chủ Nhà Trắng đã đặt mục tiêu tăng tốc chiến lược xoay trục sang châu Á để đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy.

Theo  nguồn tin này, cuộc họp sẽ diễn ra ngày 15, 16/1 ở khu nghỉ mát Sunnylands, California.

Đây được coi là động thái mạnh mẽ  tiếp theo của chính quyền Tổng thống Obama nhằm thắt chặt thêm mối quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước châu Á nhằm gây thêm những áp lực đối với Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Trước đó tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á tháng 11/2015 tại Kuala Lumpur, Malaysia, Thổng thống Obama cũng đã có cuộc gặp thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước ASEAN.

Phát biểu tại đây, người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định, mối quan hệ tốt đẹp với các nước châu Á là vô cùng quan trọng đối với an ninh của Mỹ. Tổng thống Mỹ bác bỏ những quan điểm cho rằng tình hình bất ổn ở Trung Đông đang khiến ông xa rời chiến lược xoay trục về châu Á.

Nhà lãnh đạo Mỹ một lần nữa nhấn mạnh khu vực châu Á không những không tách rời với những thách thức chung của thế giới mà còn có vai trò rất quan trọng đối với an ninh, sự thịnh vượng của toàn thế giới cũng như các giá trị của nhân loại.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng leo thang hung hãn trên các vùng biển ở châu Á, chính quyền Tổng thống Obama đang muốn xây dựng một mặt trận thống nhất giữa các quốc gia khác nhau đối với một siêu cường đang lên ở châu Á. Washington sẽ sử dụng hội nghị thượng đỉnh này để thúc đẩy việc ban hành một bộ quy tắc có tính ràng buộc pháp lý đối với các hành vi trên Biển Đông.

Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh chiến lược xoay chiều ở châu Á, Nhà Trắng cũng muốn nhân cơ hội này để tìm kiếm thêm thành viên mới cho Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngoài 4 nước  đã tham gia là Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei.

Đặc biệt, Indonesia, Philippines và Thái Lan là 3 nước được Washington hướng đến và sẽ sẵn sàng ủng hộ những nước này trong khả năng của Nhà Trắng.

Đứng yên?

Còn nhớ 4 năm trước, vào tháng 10 và tháng 11/2011, Tổng thống Mỹ Obama, sau đó là Ngoại trưởng Hillary Clinton và tiếp theo nữa là Cố vấn An ninh Quốc gia Tom Donilon, thông qua một loạt bài phát biểu và bài luận được dàn dựng công phu, đã công bố chiến lượng xoay trục của Mỹ về châu Á.

Tại Canberra, Tổng thống Obama đã đứng trước Quốc hội Australia và tuyên bố: “Sau một thập niên chúng ta sa vào những cuộc chiến tranh khiến chúng ta hao tổn rất nhiều sinh mạng và tiền bạc, Mỹ sẽ tập trung chú ý đến tiềm năng khổng lồ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Bien Dong: My no luc xoay truc lan cuoi roi dung im?
Nhiều người đặt ra nghi ngờ về hiệu quả của các kế hoạch xoay trục ở châu Á mà Mỹ đang triển khai.

Và hiện nay, đứng trước nguy cơ đe dọa đến từ Trung Quốc, Nhà Trắng đang thể hiện rõ quyết tâm muốn thắt chặt và nâng tầm hợp tác với các nước ASEAN lên một tầm cao mới nhằm đẩy mạnh tốc độ của kế hoạch xoay chiều.

Dù Washington đang quyết tâm như vậy, nhưng nhiều người vẫn đặt ra nghi ngờ về hiệu quả của những kế hoạch và chính sách mà Mỹ đang áp dụng tại khu vực này.

Hồi tháng 10, trong một bài phân tích của mình, tờ National Interest nhận định, ngày nay, chính sách xoay trục về cơ bản đã được ngả hết các quân bài. Binh sỹ mới của Mỹ đang có mặt ở Darwin, Australia, và những đường dây liên lạc giữa Washington và Bắc Kinh đã được thiết lập tại những cuộc gặp kiểu như Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ-Trung.

Thậm chí National Interest còn khẳng định chắc chắn trong 2 năm tới, chính sách của Mỹ tại châu Á, và đặc biệt là quan hệ Mỹ-Trung, có lẽ sẽ ở trạng thái “đứng yên”.

RELATED ARTICLES

Tin mới