Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngTham vọng của TQ ở hai đại dương

Tham vọng của TQ ở hai đại dương

Sở hữu lực lượng hàng hải lớn nhất thế giới, Trung Quốc có vị thế vững mạnh để kiểm soát các đại dương, qua đó có thể tận lực khai thác tài nguyên biển và nâng tầm ảnh hưởng địa chính trị.

Thuyền đánh cá từ một cảng ở Chu Sơn (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc) hướng ra biển Hoa Đông, ngày 01/08/2021.

Kiểm soát có nhiều hình thức. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang bận rộn triển khai nhiều đội tàu đánh cá để vơ vét các đại dương trên thế giới. ĐCSTQ cũng sửa đổi các quy tắc hợp tác hàng hải. Bằng nhiều cách, ĐCSTQ đã trở thành kẻ cai trị 2 đại dương được cho là quan trọng nhất hành tinh, đó là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Bắc Kinh chỉ định ai có cơ hội tham gia, và quan trọng hơn, ai không được tham gia các hoạt động liên quan đến 2 đại dương này. Và tất cả những điều đó đang diễn ra trên mặt biển.

Xuống sâu dưới biển thì sao? Trung Quốc vẫn dẫn đầu với việc tích cực khai thác các tầng đại dương để lấy đi nhiều loại khoáng sản có giá trị. Với quy mô khai thác rộng lớn như vậy, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia không thể thách thức; và hậu quả với thế giới là không thể tưởng tượng được.

Năm ngoái, cây bút Stephen Chen đã đặt câu hỏi liệu biển sâu có phải sẽ trở thành địa điểm khai thác tiếp theo của Trung Quốc hay không. Mười hai tháng sau, câu trả lời là có.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã hung hăng mở rộng các hoạt động can dự ở Ấn Độ Dương. ĐCSTQ cũng tăng cường sự hiện diện của họ ở Thái Bình Dương. Đây không phải là tình cờ. Đây là một phần trong chiến lược “2 đại dương” của Trung Quốc; hạt giống của hoạt động này đã được gieo trồng từ hai thập kỷ trước. Có câu nói rằng kể cả những kế hoạch tốt nhất vẫn bị thất bại, nhưng kế hoạch thống trị cả 2 đại dương của ĐCSTQ đang diễn ra khá thuận lợi. Chiến lược “2 đại dương” được thiết kế chỉ vì một lý do: Mang đến cho ĐCSTQ quyền kiểm soát lớn hơn và vững chắc hơn đối với cả 2 vùng biển rộng lớn.

So sánh Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương sẽ giúp chúng ta đánh giá đúng hơn tầm quan trọng của 2 đại dương này. Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất và sâu nhất thế giới, bao phủ khoảng ⅓ bề mặt trái đất. Trong khi đó, vùng biển Ấn Độ Dương tiếp giáp 28 quốc gia; những quốc gia này chiếm hơn 1/3 dân số thế giới. Theo các nhà nghiên cứu tại Sri Lanka, Ấn Độ Dương “chứa 16,8% trữ lượng dầu mỏ và 27,9% trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được xác minh của thế giới”. Trữ lượng đã được xác minh là loại trữ lượng có từ 90% trở lên tính khả thi để khai thác. Thái Bình Dương cũng có tiềm năng to lớn về dầu khí.

Trong bài báo của mình, tác giả Stephen Chen đã thảo luận việc một số nhà nghiên cứu đầu ngành của Trung Quốc đã xác định được toàn bộ các mỏ khoáng sản có ý nghĩa quan trọng về mặt chiến lược ở dưới biển sâu. Nhiều mỏ khoáng sản này nằm ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trên thực tế, cả 2 đại dương đều là nơi chứa nhiều loại khoáng sản giống với khoáng sản trên đất liền.

Vơ vét tài nguyên biển sâu

Tiến sĩ Baban Ingole, chuyên gia hàng đầu về đại dương, cho biết cả 2 đại dương đều “phong phú các khoáng sản quan trọng như coban, niken và đồng đỏ”; đây là những “thành phần chính” của pin xe điện. Đến năm 2030, thế giới sẽ có ít nhất 145 triệu xe điện. Người Trung Quốc nhận thức rất đầy đủ về thực tế này, và họ có ý định đi đầu thế giới về cả sản xuất và phân phối xe điện.

Ông Bramley J. Murton, người đứng đầu bộ phận khoa học địa chất biển của Trung tâm Hải dương học Quốc gia ở Southampton, Vương quốc Anh, có cùng quan điểm với ông Ingole. Ông Murton nói rằng nhiều quốc gia quan tâm đến việc khai thác đại dương bởi họ muốn “có được sự đảm bảo về nguồn cung các loại khoáng sản thiết yếu đối với các công nghệ sản xuất, lưu trữ và điện khí hóa năng lượng tái tạo”.

Ông Murton cho biết thêm coban, niken và tellurium là những khoáng sản chính. Khi nhu cầu về công nghệ xanh tăng theo cấp số nhân, “nguồn cung trên đất liền sẽ phải vật lộn để theo kịp nhu cầu”, do đó Trung Quốc muốn khai thác các đại dương.

Ông Murton nói rằng khai thác dưới đáy biển sâu “ít xâm hại đến xã hội con người hơn so với khai thác trên đất liền — không cần phải có cơ sở hạ tầng (đường xá, nhà máy sản xuất, hồ chứa chất thải, v.v.); do vậy không có cộng đồng nào bị ảnh hưởng hoặc cần di dời”.

Vậy những tác hại của khai thác dưới biển sâu là gì?

Ông Ingole nói: “Khai thác kim loại sản xuất pin dưới đáy biển sâu có thể gây ra những tác động tiêu cực lâu dài và không thể đảo ngược đối với sinh thái và đa dạng sinh học biển sâu”.

Bên cạnh vấn đề môi trường, khai thác dưới đáy biển sâu cũng là vấn đề địa chính trị.

Ông Murton nói: “Khai thác dưới biển sâu yêu cầu cộng đồng quốc tế phải tuân thủ luật pháp. Theo luật biển của Liên Hợp Quốc, các khu vực “ngoài quyền tài phán quốc gia” được “mở để khai thác bền vững”. Để đảm bảo an toàn và công bằng, điều này “yêu cầu tất cả các quốc gia phải tuân theo hiệp ước”.

Không ngạc nhiên khi Bắc Kinh từ chối tuân thủ các quy tắc chung. ĐCSTQ liên tục cố ý uốn cong và áp dụng sai các quy tắc.

Ông Murton cho biết đối với một số nước, “việc kiểm soát nguồn cung các kim loại quan trọng là yếu tố chính trong các tính toán chiến lược của họ — nếu họ mất quyền kiểm soát nguồn cung, họ sẽ mất ảnh hưởng địa chính trị”.

Tin xấu không dừng ở đó. Như các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã lưu ý, Ấn Độ – Thái Bình Dương là khu vực đa cực, đóng góp hơn 60% GDP toàn cầu và chiếm hơn một nửa dân số thế giới.

Hơn nữa, nhiều “vị trí án ngữ quan trọng nhất của thế giới trong thương mại toàn cầu đều nằm ở khu vực này, bao gồm cả eo biển Malacca – nơi rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, các nhà nghiên cứu cho biết.

Trong khi toàn thế giới đang ngủ yên, ĐCSTQ đã đánh cắp 2 đại dương quan trọng nhất hành tinh.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới