Sunday, November 24, 2024
Trang chủThâm cung bí sửSố phận cay đắng của đại tướng Túc Dụ dưới thời Mao

Số phận cay đắng của đại tướng Túc Dụ dưới thời Mao

Túc Dụ là người đứng đầu trong “thập đại tướng quân khai quốc” của ĐCSTQ, mà Mao Trạch Đông từng không tiếc lời ca ngợi. Nhưng đến năm 1958, Mao đột ngột trở mặt không thừa nhận, điểm danh phê phán Túc Dụ là “kẻ xấu” trong quân đội. Chuyện này diễn ra như thế nào?

Mao từng nhiều lần khen ngợi Túc Dụ, nhưng đột nhiên trở mặt

Sau khi ĐCSTQ đoạt chính quyền vào năm 1949, Túc Dụ giữ chức Phó tổng tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương, rồi Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Phó Viện trưởng Học viện Khoa học Quân sự.

Theo ghi chép trong “Hồ sơ danh tướng Túc Dụ”, vệ sĩ trưởng Lý Ngân Kiều của Mao Trạch Đông kể lại, khi được phong quân hàm năm 1955, Mao đã nói: “Luận công, luận lịch, luận tài, luận đức, Túc Dụ có thể được phong hàm đại nguyên soái.” Mao cũng nói rằng: “Chiến dịch Hoài Hải, Túc Dụ đã lập công đầu.” Nhưng vào năm 1958, một cơn phong cuồng chính trị đột nhiên ập tới, lật đổ sự nghiệp của Túc Dụ.

Tháng 3 năm đó, Mao Trạch Đông đề nghị tổ chức một đại hội mở rộng của Quân ủy Trung ương, dùng phương thức chỉnh phong để tổng kết công tác quân sự kể từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền. Từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 22 tháng 7, hội nghị mở rộng của Quân ủy Trung ương đã được cử hành tại Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình, bí thư Quân ủy Trung ương và Bành Đức Hoài, phó chủ tịch Quân ủy Trung ương chủ trì hội nghị, các tướng soái Túc Dụ và Lưu Bá Thừa, Tiêu Khắc, Lý Đạt v.v. đã bị phê phán kịch liệt.

Vào ngày 30 tháng 5, Hoàng Khắc Thành, Bí thư trưởng Quân ủy Trung ương, truyền đạt chỉ thị của Mao Trạch Đông, yêu cầu tất cả mọi người “xả khai hỏa tuyến, khiêu khởi cuộc chiến, lấy đó để giải quyết vấn đề tốt hơn.” Ngày 9 tháng 6, Hoàng Khắc Thành một lần nữa truyền đạt “chỉ thị trọng yếu của Mao”, ông ta nói: Mao chủ tịch đối với hội nghị của chúng ta lần này, quyết tâm rất cao, nếu không làm tốt, mọi người không ai được đi. Cần phải làm ở quy mô quảng đại, mỗi bí thư đảng ủy của mỗi sư đoàn đều phải tới. Làm như vậy, số lượng người tham gia hội nghị ban đầu là 300 người sẽ tăng mạnh lên 1400 người.

Hội nghị đã phê phán Túc Dụ, tập trung vào cái gọi là phương diện “chủ nghĩa cá nhân giai cấp tư sản”. Túc Dụ bị phê phán thành “kẻ chủ nghĩa cá nhân cực đoan phản đảng phản lãnh đạo”, “nhất quán phản lãnh đạo”, “hướng đảng đòi quyền”, “hướng Bộ quốc phòng đòi quyền”, “lôi kiện cáo ra nước ngoài” v.v. Ông hết lần này đến lần khác phải làm kiểm thảo, đồng thời đối với các vấn đề nguyên tắc này, phải làm thuyết minh sự thực chủ chốt đã làm. Thế nhưng, mỗi lần làm kiểm thảo đều mang đến cho ông những phê phán còn nghiêm trọng hơn. Cuối cùng, ông phải làm kiểm thảo hết lần này đến lần khác, mỗi lần tội danh bị vạch ra lại càng thêm nghiêm trọng, Túc Dụ không còn cách nào khác giải thoát. Căn cứ theo bài báo “Minh oan và bình phản cho Đại tướng Túc Dụ” giới thiệu trong tạp chí đảng san “Triều đại trăm năm” của ĐCSTQ, không lâu sau đại hội mở rộng của Quân ủy, Mao Trạch Đông trong một lần hội nghị trung ương đã điểm danh Túc Dụ là “kẻ xấu” trong nội bộ quân đội.

Từ ngày 31 tháng 8 năm 1958, Cục chính trị ĐCSTQ đã thông qua quyết định “Giải trừ chức vụ Tổng tham mưu trưởng của Túc Dụ”, còn quyết định truyền đạt những “sai lầm” của ông đến các cấp quân đội, các cấp khu ủy địa phương.

Mao lo lắng về nhân vật ‘giống Zhukov’

Có hai nguyên nhân chính dẫn đến việc Mao Trạch Đông chỉnh đốn Túc Dụ:

Đầu tiên, Mao lo lắng về sự xuất hiện của những nhân vật “kiểu Zhukov” trong quân đội ĐCSTQ.

Zhukov là một nguyên soái trong thời kỳ đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX), và vào thời khắc then chốt khi Khrushchev, bí thư thứ nhất của ĐCSLX, gặp khó khăn, Zhukov đã lập công “cứu giá” ông ta.

Vào giữa tháng 6 năm 1957, Molotov, một cựu chiến binh của ĐCSLX, và những người khác đã quyết định thu hồi chức vụ bí thư thứ nhất của Khrushchev với số phiếu đa số bốn trên bảy tại cuộc họp của Văn phòng Trung ương của Ủy ban Trung ương ĐCSLX. Nhưng Khrushchev từ chối chấp nhận và yêu cầu một phiên họp toàn thể trung ương. Lúc này, Zhukov đã bước tới và ra lệnh cho Bộ Quốc phòng sử dụng máy bay quân sự hỏa tốc đưa các đồng chí Ủy viên Trung ương về Mátxcơva. Tại Phiên họp toàn thể trung ương diễn ra vào ngày 22 tháng 6, Zhukov đã hạ bệ Molotov và những người khác. Cuối cùng, Molotov và những người khác bị gán cho là “bè phái chống Đảng”, và Khrushchev đã chuyển bại thành thắng.

Sau đó, thanh danh của Zhukov ngày càng lớn khiến Khrushchev hoài nghi và sợ hãi. Ngày 26 tháng 10 cùng năm, Khrushchev lợi dụng chuyến thăm nước ngoài của Zhukov để mở phiên họp toàn thể của Ban Chấp hành Trung ương đảng, cáo buộc Zhukov âm mưu cướp chính quyền, và bất ngờ cách chức Bộ trưởng Quốc phòng và thành viên Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương ĐCSLX, ủy viên Trung ương của Zhukov. Chuyện đó là như vậy, và Mao Trạch Đông đã khắc ghi nó.

Ngày 21/1/1958, tại Hội nghị Nam Ninh, Mao Trạch Đông phát biểu: “Trong quá trình chỉnh phong, kiến nghị quân đội nên dành thời gian vài ngày để thảo luận về sai lầm nghiêm trọng của Zhukov. Quân ủy Trung ương sẽ ban hành chỉ thị và tài liệu về Zhukov, tiếp thu giáo huấn từ Liên Xô.” Nói trắng ra, vào tháng 5 năm 1958, Mao Trạch Đông đã triệu tập một hội nghị lớn của Quân ủy Trung ương, để chỉnh đốn Túc Dụ, Lưu Bá Thừa và những tướng soái khác, chính là vì ông ta lo lắng những vị “công cao át chủ”.

Túc Dụ đã xúc phạm ba đại nguyên soái

Lý do thứ hai mà Túc Dụ bị chỉnh đốn, là ông ta đã xúc phạm đến ba đại nguyên soái và một tổng bí thư.

Vị nguyên soái đầu tiên là Bành Đức Hoài. Năm 1954, Quốc vụ viện thành lập Quốc vụ viện của Bộ Quốc phòng, Bành Đức Hoài giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Rất nhiều mệnh lệnh và chỉ thị ban đầu của Quân ủy Trung ương và bộ chỉ huy yêu cầu đổi tên dinh thự của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, văn kiện nào nhân danh Bộ Quốc phòng, văn kiện nào không được sử dụng thì chưa có quy định minh xác. Đôi khi các văn kiện bị phê bình vì không mang tên cơ quan Bộ Quốc phòng, và đôi khi mượn danh cơ quan Bộ Quốc phòng.

Trước tình huống đó, Túc Dụ yêu cầu xác minh trách nhiệm của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu để tạo điều kiện cho công tác sau này. Ngày 16 tháng 3 năm 1955, Quân ủy Trung ương tiếp thụ ý kiến của Túc Dụ, chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu soạn thảo quy định về nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Tuy nhiên, dự thảo Bộ Tổng tham mưu đã 5 lần sửa đổi, bổ sung nhưng đều không được thông qua.

Vào tháng 11 năm 1957, khi Túc Dụ thăm Liên Xô, ông đã được hội kiến với Sokolovsky, tham mưu trưởng Quân đội Liên Xô. Túc Dụ đã nhân cơ hội yêu cầu phía Liên Xô cung cấp một bản sao của “tài liệu về trách nhiệm công tác của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu” để cung cấp cho ĐCSTQ tham khảo. Vụ việc này sau đó được Bành Đức Hoài mô tả là “kiện cáo ra nước ngoài” và “móc nối với ngoại quốc”.

Nguyên soái thứ hai mà Túc Dụ xúc phạm là Nhiếp Vinh Trăn. Khi Túc Dụ vừa đến Bộ Tổng tham mưu với tư cách là phó tổng tham mưu trưởng, Mao Trạch Đông đã quy định Túc Dụ phải báo cáo công tác trực tiếp với ông ta hai tuần một lần, đó là điều mà Túc Dụ lúc đầu đã làm. Tuy nhiên, quyền tham mưu trưởng Nhiếp Vinh Trăn nói rằng Chủ tịch Mao quá bận để báo cáo mọi việc cho Mao, báo cáo một số việc là đủ rồi, và nếu Mao cần biết, ông ấy sẽ đưa ra chỉ thị chuyển báo cáo. Kể từ đó, văn kiện do Bộ Tổng tham mưu gửi cho Mao ít hơn, và Túc Dụ báo cáo trực tiếp cho Mao cũng ít đi.

Kết quả là Mao đã đổ lỗi và phê bình ông ta. Nhiếp Vinh Trăn đã phải làm kiểm thảo, và Túc Dụ cũng phải viết kiểm thảo. Mao trong khi kiểm thảo Túc Dụ đã đưa ra nhận xét, rằng “bài kiểm thảo rất tốt”, và so sánh công tác của Túc Dụ và Nhiếp Vinh Trăn, khẳng định Túc Dụ, phê bình Nhiếp Vinh Trăn. Mao cũng đặc biệt giao chỉ thị này cho Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đệ, Bành Đức Hoài và những người khác để lưu hành, điều này làm Nhiếp Vinh Trăn vô cùng phản cảm.

Vì vậy, đến năm 1958, chỉ trích của Nhiếp Vinh Trăn đối với Túc Dụ là vô cùng gay gắt. Ông nói: “(Túc Dụ), với tư cách là tổng tham mưu trưởng, có chủ nghĩa cá nhân giai cấp tư sản nghiêm trọng, ông không phải là một tên trộm nhỏ, mà là một tên trộm lớn, kẻ đạo tặc phản quốc!”

Nguyên soái thứ ba mà Túc Dụ xúc phạm là Trần Nghị. Xét về chiến công, Túc Dụ xếp trên Trần Nghị. Trần Nghị tuy thắng nhiều trận lớn, nhưng cũng bại không ít, có người nói ông ta là “một nửa nguyên soái”, thậm chí có người còn nói ông ta là nguyên soái bại trận. Túc Dụ rất mềm mỏng, nhưng công lao của ông ta lại quá lớn, điều này khiến Trần Nghị rất không hài lòng. Khi phê đấu Túc Dụ vào năm 1958, Trần Nghị là người phê phán hăng hái nhất.

Vào năm 2007, Trương Hùng Văn, một nhà văn đại lục nghiên cứu về cuộc đời của Túc Dụ trong một thời gian dài, đã phỏng vấn một số nguyên lão của ĐCSTQ biết sự tình. Một trong số họ hồi ức lại: Tại một hội nghị nhỏ có sự tham dự của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài, Trần Nghị, Nhiếp Vinh Trăn và những người khác, Mao yêu cầu mọi người nói về quan điểm của họ đối với Túc Dụ. Toàn hội trường không ai nói. Một lúc sau, Mao phải gọi tên Trần Nghị và nói: “Cậu ở với cậu ta lâu nhất, hãy nói đi!” Trần Nghị với vẻ mặt tỉnh bơ đáp: “Chỉ có một từ thôi, Âm!”. Sau đó, tại hội nghị 1.400 người, Trần Nghị cũng có một bài phát biểu dài, tính sổ nợ cũ nợ mới, không ngừng chỉ trích Túc Dụ.

Túc Dụ đắc tội với Tổng bí thư

Ngoài ba nguyên soái này, như chúng tôi đã đề cập trước đó, Túc Dụ còn đắc tội với một Tổng bí thư là Đặng Tiểu Bình, lúc đó là tổng bí thư của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.

Khi đó, đội quân hàng trăm ngàn quân do Lưu Bá Thừa và Đặng Tiểu Bình chỉ huy đã bị đại quân của Tưởng Giới Thạch đánh tan tác, chỉ còn lại vài vạn, phải vứt bỏ trang bị chạy đến Đại Biệt Sơn. ĐCSTQ gọi nó là “ngàn dặm tiến đến Đại Biệt Sơn”. Sau đó, mâu thuẫn giữa Lưu và Đặng kịch tính hóa, Lưu Bá Thừa một mình dẫn quân ra khỏi Đại Biệt Sơn; Đặng Tiểu Bình cũng không thể không rút khỏi Đại Biệt Sơn. Trong khi các đội quân do Túc Dụ chỉ huy lần lượt đánh thắng, đều thắng lớn, khiến Đặng rất không hài lòng.

Sau khi Đặng Tiểu Bình tiến vào Bắc Kinh năm 1954, và cho đến Cách mạng Văn hóa, Đặng là một trong những nhà lãnh đạo của các tổ chức trọng yếu trong tất cả vận động chính trị mà ĐCSTQ khởi xướng. Năm 1954, chỉnh đốn Cao Cương và Nhiêu Thấu Thạch; năm 1957, vận động phản hữu phái cũng có ông ta; năm 1958, ông ta cũng có trong danh sách phê bình Túc Dụ và Lưu Bá Thừa. Năm 1958, Đặng Tiểu Bình là tổ trưởng tiểu tổ lãnh đạo chủ nghĩa phản giáo điều của quân đội.

Khi nhà văn đại lục Trương Hùng Văn phỏng vấn con trai của Lưu Bá Thừa là Lưu Thái Hành vào năm 2007, Lưu Thái Hành nói: Lưu Bá Thừa, Túc Dụ và những người khác đã bị phê phán vào năm 1958, và họ đều không được Đặng Tiểu Bình bình phản trong nhiều thập kỷ. Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình phục xuất công tác, Lý Đạt và Tiêu Khắc đã viết báo cáo yêu cầu bình phản cho họ, và yêu cầu Lưu Bá Thừa ký vào bản báo cáo.

Lưu Thái Hành nói: “Cha tôi nói với Lý Đạt: Tôi không ký, tôi không hy vọng được bình phản lần nữa.” Quả nhiên, sau khi báo cáo của Lý Đạt được đưa đến, Đặng Tiểu Bình đã không đồng ý bình phản.

Sau đó, Dương Đắc Chí và Trương Chấn đến gặp Đặng Tiểu Bình, yêu cầu bình phản những người bị phê phán vào năm 1958. Đặng nói: “Các vị đi tìm đều không thể làm rõ, năm 1958 ai chịu trách nhiệm phê bình Lưu, Túc, Tiêu v.v. những cá nhân đó, ai là tổ trưởng, người phụ trách là tôi. Các vị không phải đi tìm người khác nữa.” Trương Chấn nói: “Chúng tôi có thể nói gì đây, điều này đến đây là đình chỉ.”

Túc Dụ một đời “ba nỗi khổ”

Vì sự ngăn cản của Đặng Tiểu Bình, án oan của Túc Dụ không được bình phản cho đến khi ông qua đời vào ngày 5 tháng 2 năm 1984. Sở Thanh, vợ của Túc Dụ, đã từng đúc kết rằng: Túc Dụ trong những năm chiến tranh thì gian khổ chiến đấu, thời bình thì khốn khổ vì chỉnh đi chỉnh lại, và khi về già thì khổ vì sinh bệnh. 60 năm đi theo ĐCSTQ làm “cách mạng”, Túc Dụ được đổi lại 30 năm khổ nạn. Kinh nghiệm của ông có đáng để hậu nhân tham khảo không?

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới