Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNội bộ Đảng CSTQ bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt

Nội bộ Đảng CSTQ bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt

Trong lúc mọi người đều tin rằng việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử là chuyện chắc như đinh đóng cột, thì bất ngờ xuất hiện một tín hiệu kỳ lạ.

Giám đốc Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Bí thư Ban Công tác Trung ương Đinh Tiết Tường là tâm phúc của ông Tập Cận Bình là điều mà ai ai cũng biết. Ngày 19 tháng 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp, chọn ra các đại biểu của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20. Ông Đinh Tiết Tường đã tham dự và phát biểu.

Điều khiến mọi người kinh ngạc là, trong bài phát biểu, ông Đinh Tiết Tường chỉ nhấn mạnh phải kiên trì “hai điều bảo vệ”, mà không nhắc một chữ nào đến “hai điều xác lập”.

Phóng viên tự do Giang Sâm Triết cho rằng, hiện nay “hai điều xác lập” là tiêu chuẩn để phán đoán các quan chức cấp cao có trung thành tuyệt đối với ông Tập Cận Bình hay không, nếu như chỉ nhắc “hai điều bảo vệ”, ít nhất thể hiện mức độ trung thành vẫn không đủ, ông Đinh Tiết Tường không nói “hai điều xác lập”, cho thấy lòng trung thành của ông ấy đối với ông Tập đã bị lung lay, trong thời điểm quan trọng như hiện nay, đây không phải là một tin tốt đối với ông Tập.

“Hai điều xác lập” là chỉ “xác lập địa vị nòng cốt của Tập, xác lập địa vị chỉ đạo của tư tưởng Tập”. Mặc dù ĐCSTQ đã đề xuất khẩu hiệu này sau Đại hội Đảng lần thứ 19, nhưng mãi cho đến phiên họp toàn thể lần thứ sáu của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 năm ngoái, sau khi ban hành nghị quyết lịch sử thứ ba xác lập địa vị của ông Tập, cách nói “hai điều xác lập” mới chính thức xuất hiện trên “Nhân dân nhật báo”.

Bên ngoài cho rằng, nội bộ ĐCSTQ đã có một phen giằng co vì “hai điều xác lập”, mục đích của khẩu hiệu này là giúp ông Tập Cận Bình xây dựng địa vị sánh ngang Mao Trạch Đông.

Tờ South China Morning Post của Hồng Kông vào hai tuần trước đã đưa tin nói rằng ông Tập Cận Bình chắc chắn sẽ tái đắc cử tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20, và sẽ chính thức được trao danh hiệu “lãnh tụ nhân dân”, việc đề xuất “hai điều xác lập” mở đường cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 xác định danh hiệu “lãnh tụ nhân dân”.

Thời gian gần đây, bên ngoài phát hiện ra rằng, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ dường như đã có sự rạn nứt về việc liệu có kiên trì “hai điều xác lập” hay không. Ví dụ, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc hiếm khi đề cập đến “hai điều xác lập” trong các cuộc họp thường kỳ vào tháng 5 và tháng 6, theo Sound of Hope.

Cũng theo tờ báo này, việc ông Đinh Tiết Tường không nói đến “hai điều xác lập” đã gây ra nhiều suy đoán của bên ngoài, sau đó, một thành viên nòng cốt khác trong Tập gia quân (tên gọi của phe thân Tập) là Vưu Quyền, giữ chức vụ Bí thư Ban Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCSTQ kiêm Trưởng Ban Ban Công tác Mặt trận Thống nhất ĐCSTQ đã tổ chức Cuộc tọa đàm của Trưởng Ban Ban Công tác Mặt trận Thống nhất ĐCSTQ. Trong cuộc họp, ông Vưu Quyền đã đề xuất phải “kiên trì bảo vệ ‘hai điều xác lập’, kiên quyết làm được ‘hai điều bảo vệ’”.

Ngoài nội bộ “Tập gia quân” (phe Tập) có sự rạn nứt xung quanh khẩu hiệu này ra, gần đây tờ The South China Morning Post và Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều có những cách nói khác nhau về việc ông Tập có mời lãnh đạo của 4 nước châu Âu đến thăm Trung Quốc vào tháng 11 hay không, đây cũng là điều rất hiếm thấy.

Sound of Hope trích bình luận của học giả kinh tế tài chính Nhan Thuần Câu đưa ra trên “Up Media” về việc tại sao tờ South China Morning Post lại đặt điều về việc mời lãnh đạo nước ngoài thăm Trung Quốc?

Ông Nhan Thuần Câu nói, tin tức này ngoài mặt là đang đưa ra tín hiệu ông Tập chắc chắn sẽ tái đắc cử, nhưng trên thực tế là thế lực chống đối ông Tập đang cố tình hại ông Tập, tiết lộ từ trước “cơ mật tối cao” về việc ai sẽ làm Tổng Bí thư Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ 20, mục đích là muốn nói với thiên hạ rằng ông Tập Cận Bình đang nóng lòng muốn tái đắc cử, đến mức không còn quan tâm quy tắc nữa rồi, âm thầm tạo danh tiếng với bên ngoài, nhưng lại biến tướng chứng thực cái gọi là bầu cử của ĐCSTQ đều là làm cho có lệ, kết quả đã được định sẵn từ trước, dường như ông Tập Cận Bình không biết nghĩ cho đại cục, vả mặt ĐCSTQ, điều này sẽ gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nội bộ đảng.

Suy đoán của ông Nhan Thuần Câu cho thấy cuộc quyết đấu trong nội bộ ĐCSTQ đang được triển khai một cách gay gắt.

Gần đây, chuyên gia cố vấn Trung Quốc Trình Tường trong chương trình “Trân ngôn chân ngữ” cũng chỉ ra rằng, mặc dù tờ South China Morning Post trước đó có đưa tin nói việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử là chuyện chắc như đinh đóng cột, nhưng rõ ràng là đang tạo ưu thế cho ông Tập, nhưng lại làm nổi bật về việc chính quyền của ông Tập không ổn định, nếu không, “nếu như ông Tập tái đắc cử là điều chắc chắn, thì vốn dĩ không cần phải tạo ưu thế, cũng không cần thiết phải cố tình đến Thâm Quyến ngủ qua đêm trong chuyến thăm Hồng Kông”.

Ông Trình Tường nói, ông Tập Cận Bình khi đó cố tình đến Thâm Quyến chính là vì lo lắng thời gian mình rời khỏi Trung Quốc đại lục hơi lâu một chút, Bắc Kinh có thể xảy ra biến cố bất cứ lúc nào.

Ông Trình còn nói, rõ ràng là ông Tập đã trói chặt vận mệnh của mình với Đảng Cộng sản, việc ông Tập kiểm soát hình thái ý thức, và đưa ra các biện pháp ngoại giao kinh tế trong những năm gần đây đều là vì để bảo vệ ĐCSTQ, mặc dù ông Tập ra sức bảo vệ đảng, nhưng theo xu thế của lịch sử, giống như những gì mà vị Thống đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten đã nói, “chủ nghĩa toàn trị có thể sụp đổ trong chốc lát”.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới