Thursday, December 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiCải cách quân sự tại TQ: Cuộc chiến tranh giành quyền lực...

Cải cách quân sự tại TQ: Cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa Tập Cận Bình và Giang Trạch Dân

Tranh giành quyền lực trong quân đội đã trở thành một cuộc tranh đấu sinh tử giữa Tập Cận Bình và phe cánh Giang Trạch Dân. Trần Phá Không, tác giả và chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự

Ngày 31 tháng 12 năm 2015, một ngày trước khi chuyển sang năm mới, tại Bắc Kinh đã diễn ra nghi lễ trao cờ quân sự cho ba đơn vị quân sự mới được thành lập của Quân đội Giải phóng Trung Quốc. Tại buổi lễ, trong trang phục áo đại cán, ông Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các lực lượng vũ trang, đã trao cờ cho Bộ Tổng tư lệnh lục quân, Bộ Tư lệnh tên lửa chiến lược và lực lượng hỗ trợ chiến lược.

Sự kiện này đánh dấu bước đi táo bạo mới nhất trong chương trình tái cơ cấu quân đội khổng lồ, chương trình mà ông Tập đã bóng gió nhắc tới khi phát biểu trên khán đài ở cổng Thiên An Môn trong cuộc diễu binh của 12.000 binh sĩ cuối tháng chín vừa rồi.

Trong bài phát biểu đó, ông Tập đã thông báo sẽ cắt giảm 300.000 binh sĩ trong quân đội. Trong các tháng tiếp theo đó, chi tiết của các cuộc cải cách đã dần dần lộ ra: Bảy bộ tư lệnh khu vực sẽ được tổ chức lại thành năm quân khu, bốn trụ sở chính của quân đội sẽ được cải tổ, và nhân sự chủ chốt sẽ được bổ nhiệm.

Những cải cách quân sự của Tập Cận Bình rõ ràng nhằm mục đích hiện đại hóa Quân đội Giải Phóng Trung Cộng, một tổ chức thiếu sức sống đã rơi vào bế tắc trong những năm 1980, nhưng chúng cũng phục vụ cho một mục tiêu chính trị cấp bách. Cải cách quân đội giúp Tập Cận Bình giành quyền kiểm soát quân đội – tổ chức có quyền lực quyết định – từ phe đối thủ do cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân đứng đầu, và củng cố quyền lực chính trị của ông.

Quân đội là quyền lực

Cố Chủ tịch Mao Trạch Đông có một câu nói nổi tiếng: “Quyền lực lớn lên từ nòng súng”. Câu nói của nhà cựu độc tài này có nghĩa là trong nền chính trị ĐCSTQ, người nào nắm “súng” trong tay, hay nói cách khác là nắm được các lực lượng vũ trang, người đó sẽ nắm được quyền lực thực sự trong chế độ.

“Nếu không kiểm soát được quân đội”, Tập Cận Bình sẽ “không có quyền lực chính trị”, ông Trần Phá Không – chuyên gia phân tích các vấn đề thời sự và tác giả của các cuốn sách về văn hóa chính trị Trung Quốc – cho biết trong một chương trình truyền hình của Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV*).

Theo ông Trần, kể từ khi nhậm chức, ông Tập Cận Bình liên tục cố gắng giành quyền kiểm soát quân đội của chế độ, một tổ chức mà Giang Trạch Dân vẫn duy trì ảnh hưởng đáng kể mặc dù ông ta đã rời vị trí người đứng đầu cơ quan quyền lực Quân ủy trung ương vào năm 2005.

“Tranh giành quyền lực trong quân đội đã trở thành một cuộc tranh đấu sinh tử giữa Tập Cận Bình và phe cánh Giang Trạch Dân”, ông Trần nói.

Ông Trần cũng nói thêm rằng trong lúc ông Tập có khả năng loại bỏ các đồng minh của Giang trong quân đội thông qua chiến dịch chống tham nhũng của mình, phải khó khăn lắm ông Tập mới có thể đưa các đồng minh của mình vào các vị trí hàng đầu vì ông là người bị áp đảo trong số bảy thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, là cơ quan đưa ra các quyết định và có quyền lực tối thượng trong Đảng. Bốn trong số bảy thành viên được biết đến là trung thành với Giang.

Tập Cận Bình đã không ngừng đưa người của mình hoặc những người được biết là chống lại Giang Trạch Dân vào các vị trí chủ chốt trong quân đội, trong khi loại bỏ các đồng minh của người tiền nhiệm.

Cũng theo ông Trần, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính Trị trước đó đã phủ quyết đề nghị bổ nhiệm hai đồng minh của ông Tập là tướng Lưu Uyên và Trương Hữu Hiệp, vào cơ quan quyền lực là Quân ủy Trung ương.

Do đó cuộc cải cách quân đội của Tập Cận Bình là một ý tưởng mới để khắc phục tình trạng trên: Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Trần Phá Không giải thích rằng ông Tập bây giờ có thể thay thế người của ông Giang bằng những người trung thành với ông vào các vị trí chủ chốt “từ dưới lên trên” trong quá trình cắt giảm và cải tổ cấp chỉ huy trong quân đội.

Việc bổ nhiệm các vị trí rất cao trong quân đội – ví dụ như thành phần lãnh đạo của Quân ủy Trung ương – vẫn cần phải được Uỷ ban thường vụ thông qua, nhưng ông Tập có thể kiểm soát các đồng minh của Giang thông qua chiến dịch chống tham nhũng.

Ông Trần tiếp tục, nếu cải cách quân sự tiến triển như mong muốn của ông Tập, ông sẽ có được một “vị thế chính trị thuận lợi” trước khi triệu tập kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017, là một cuộc họp quan trọng của giới lãnh đạo Đảng.

Tất cả đều là người của ông Tập Cận Bình

Tập Cận Bình đã liên tục đưa người của mình hoặc những người được biết là chống lại Giang Trạch Dân vào các vị trí chủ chốt trong quân đội, trong khi loại bỏ các đồng minh của người tiền nhiệm.

Sự đề bạt gần đây đưa tướng Lí Tác Thành vào ví trí đứng đầu đơn vị mới thành lập – Bộ Tổng tư lệnh lục quân – là một trong những ví dụ tiêu biểu: một quan chức quân đội được lựa chọn cẩn thận bởi Tập giờ đây sẽ nắm giữ một cơ quan chủ chốt trong quân đội. Vốn xuất phát từ một lực lượng trên đất liền, lục quân là lực lượng quan trọng nhất của Quân đội Giải phóng Nhân dân.

Tướng Lí, 62 tuổi, đầu tiên được Tập Cận Bình thăng chức làm trưởng Quân khu Thành Đô vào năm 2013. Vào tháng Bảy năm 2015, cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh biên giới Việt-Trung và lúc đó đã chính thức được công nhận “anh hùng chiến tranh” đã được thăng lên cấp bậc quân sự cao nhất – Thượng tướng quân đội. Chỉ năm tháng sau đó, Lí Tác Thành tiếp tục thăng tiến tới vị trí quân sự rất quyền lực hiện nay.

Tướng Tần Thanh, ​​người mới được thăng chức làm Tổng tham mưu trưởng, có một mối quan hệ không tốt đẹp gì với Giang Trạch Dân. Theo The Trend – một tạp chí Hồng Kông chuyên đưa các tin đồn chính trị từ Trung Quốc đại lục – anh trai cả của tướng Tần mất những 12 năm để được thăng cấp từ Thiếu tướng lên Trung tướng, một sự chậm trễ bất thường mà nguyên nhân được cho là do ông Giang không ưa cha của ông Tần, cựu Bộ trưởng quốc phòng Tần Cơ Vĩ.

Trong một bài báo đăng trên Cầu Thị, tạp chí chính trị chính của ĐCSTQ, ông Tần Thanh đã chỉ trích ông Từ Tài Hậu, một tướng lĩnh bị cách chức và đã qua đời, đồng thời ca ngợi những nỗ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình trong quân đội như một nỗ lực để “mang lại trật tự cho cái mớ hỗn loạn.”

Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng từng là hai sĩ quan quân đội cao cấp nhất chỉ dưới quyền chủ tịch Quân ủy Trung ương, tổ chức quân đội quyền lực nhất trong chế độ Trung Cộng. Các đồng minh quyền lực này của ông Giang đã bị thanh trừng như là một phần của chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình, trong các động thái được nhìn nhận như một “trận động đất” trong quân đội của Trung Quốc vào thời điểm đó. Ông Quách bị khai trừ khỏi Đảng và được chuyển tới cho cơ quan quân sự để khởi tố hồi tháng Bảy năm ngoái. Nếu ông Từ không qua đời vì bệnh ung thư bàng quang tháng ba năm 2015, một năm sau khi cuộc điều tra chính thức nhắm vào ông đã được mở ra, chắc chắn ông ta cũng phải chịu một số phận tương tự.

RELATED ARTICLES

Tin mới