Friday, November 8, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaBăng nhóm “tội phạm có tổ chức” Tăng Khánh Hồng ở Giang...

Băng nhóm “tội phạm có tổ chức” Tăng Khánh Hồng ở Giang Tây?

Chính quyền Trung Quốc đang trong giai đoạn nhạy cảm – cuộc họp Bắc Đới Hà. Cùng lúc này, chốn quan trường Giang Tây, quê hương của “đại hổ” Tăng Khánh Hồng, tiếp tục biến động. Gần đây, gần 20 quan chức Giang Tây đã lần lượt ngã ngựa với các cáo buộc tham ô hối lộ, cho vay nặng lãi…

Ông Tập Cận Bình (trái) và ông Tăng Khánh Hồng trong một buổi họp năm 2008 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.

Thông thường vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm, truyền thông Trung Quốc và quốc tế lại xôn xao khi các ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) “mất tích”, báo hiệu hội nghị Bắc Đới Hà sắp mở màn.

Có một điều đặc biệt là, Trung Quốc chưa bao giờ công bố thời điểm chính thức diễn ra hội nghị mùa hè, dù cuộc họp này được coi là nơi quyết định vận mệnh của Trung Quốc, những người tham dự sẽ đưa ra quyết định về đường lối chính sách, kể cả điều động nhân sự cấp cao. Tất cả đều kín và không có trong chương trình nghị sự chính thức.

Cách duy nhất mà báo chí và người quan tâm có thể nhận biết thời điểm hội nghị diễn ra là: sự vắng mặt đồng loạt của giới lãnh đạo cấp cao trên các bản tin truyền hình buổi tối và tình hình kiểm tra an ninh chặt chẽ hơn bình thường ở Bắc Đới Hà – địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Hà Bắc.

Theo Duowei News, hội nghị Bắc Đới Hà không phải là một cuộc họp công tác chính thức của Trung ương ĐCSTQ, tuy nhiên các thành viên tham dự đều là những lãnh đạo cấp cao, thường bao gồm các Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, các nguyên lão về hưu, lãnh đạo cấp tỉnh…

Các quan chức Giang Tây ngã ngựa

Tỉnh Giang Tây là địa bàn của nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng – cánh tay phải của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân. Hiện phe Giang – Tăng là kẻ thù chính trị số 1 của ông Tập Cận Bình. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tập đã có nhiều động thái nhằm làm suy yếu thế lực này.

Gần đây nhất, hôm 5/8, Tòa án Trung cấp thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án Lưu Tích Phúc nhận hối lộ và dùng ảnh hưởng để ăn hối lộ. Ông Lưu nguyên là Giám đốc Sở Tài nguyên và Đất đai tỉnh Giang Tây, bị tuyên phạt 11 năm tù giam và phạt tiền 2 triệu nhân dân tệ (gần 7 tỷ VNĐ). Ông này bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 35,63 triệu nhân dân tệ (hơn 123 tỷ VNĐ).

Trước đó, theo tin tức đăng ngày 4/8 trên trang web của Ủy ban Giám sát Kỷ luật Giang Tây, gần đây tỉnh này có 10 quan chức đồng loạt ngã ngựa gồm:

– Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư phát triển thành phố Nghi Xuân;

– Giám đốc Trung tâm Giao dịch tài nguyên công cộng Nam Xương;

– Nguyên Chủ tịch chi nhánh Bình Hương của Ngân hàng Giang Tây;

– Nguyên Bí thư Ủy ban công tác đảng quận mới Dung Giang, thành phố Cám Châu;

– Nguyên Tổng biên tập Tạp chí Giang Tây Đương đại, cơ quan ngôn luận thuộc Tỉnh ủy Giang Tây;

– Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư xây dựng và phát triển thành phố bọt biển thông minh Giang Tây;

– Giám đốc Trung tâm Dữ liệu lớn thành phố Bình Hương;

– Giám sát viên của Ủy ban Kỷ luật thành phố Ưng Đàm;

– Giám đốc Bệnh viện thứ ba thành phố Bình Hương;

– Nguyên Bí thư đảng tổ kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân huyện Thượng Cao, tỉnh Giang Tây.

Ngoài ra, còn có 7 quan chức khác bị khai trừ đảng và cách mọi chức vụ, bị truy cứu trách nhiệm hình sự do dính dáng đến tham ô hối lộ, cho vay nặng lãi, bao gồm các ông/bà:

– Nhan Cám Huy, cựu Bí thư Thành ủy Nghi Xuân, nhận hối lộ 8,3 triệu nhân dân tệ (khoảng 28,8 tỷ VNĐ);

– Nghê Mỹ Đường, cựu thanh tra cấp 1 của Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh, nhận “lãi” 14,4 triệu nhân dân tệ (khoảng 50 tỷ VNĐ) dưới danh nghĩa điều phối các khoản vay ngân hàng;

– Phương Bách Xuân, nguyên Phó thị trưởng Phủ Châu, vay không lãi hoặc lãi suất thấp rồi cho người khác vay lại với lãi suất cao, kiếm lời 16,5 triệu nhân dân tệ (hơn 57 tỷ VNĐ);

La Phú Dương, nguyên Giám đốc Công an thành phố Phủ Châu, kiếm được 6,5 triệu nhân dân tệ (khoảng 22,5 tỷ VNĐ) bằng cách vay vốn từ các tổ chức tài chính và cho người khác vay lại;

– Chúc Hoành Căn, nguyên Phó thị trưởng thành phố Thượng Nhiêu, khi giữ chức Bí thư Huyện ủy Nam Phong của thành phố Phủ Châu đã kiếm được 7,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 26,4 tỷ VNĐ) từ các khoản cho xã hội đen vay;

– Hùng Hán Bằng, nguyên Phó bí thư đảng ủy kiêm Giám đốc Bệnh viện trực thuộc Đại học Trung y Giang Tây, thu lợi 3,9 triệu nhân dân tệ (khoảng 13,5 tỷ VNĐ) từ việc giao thiết bị y tế, nhiệm vụ thu mua dược phẩm, v.v. cho người khác;

– Chung Ích Dân, nguyên Bí thư Huyện ủy Tiến Hiền, tỉnh Giang Tây, đã dẫn đầu một số người thân cho vay kiếm lời 5,7 triệu nhân dân tệ (gần 20 tỷ VNĐ), rồi sử dụng thu nhập bất hợp pháp để thu mua đất đai ở quê nhà – huyện Bà Dương, sau đó xây dựng trái phép một khu dinh thự.

Một nhân vật tầm cỡ khác thuộc “băng đảng Giang Tây” đang bị điều tra là ông Cung Kiến Hoa, nguyên thành viên đảng ủy kiêm Phó chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Giang Tây. Ông này bị nghi nhận hối lộ và bị viện kiểm sát thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến khởi tố.

Ông Cung từng được thân tín của Tăng Khánh Hồng đề bạt, còn từng là “đại quản gia” của ông Mạnh Kiến Trụ – nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Giang Tây, Bộ trưởng Công an, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương. Ông Mạnh Kiến Trụ là “con hổ” thứ 4 thuộc “băng đảng Giang Tây” đã ngã ngựa kể từ Đại hội 19.

Liu Wei (bí danh), một công chức đã nghỉ hưu ở Bắc Kinh, nói với The Epoch Times rằng kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền đã không ngừng tấn công phe Giang Trạch Dân – Tăng Khánh Hồng. Giang Tây là quê hương của Tăng Khánh Hồng, và cuộc thanh trừng “băng đảng Giang Tây” cũng là để ổn định quyền lực của ông Tập. Nhưng thế lực của Giang và Tăng quá hùng hậu, cảm giác như dù thế nào cũng không thể bắt được. Do hệ thống của ĐCSTQ thiếu chức năng giám sát, nên có rất ít quan chức không tham nhũng.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới