Có một câu hỏi đáng suy nghĩ. Đám mây chính biến vì sao đã đeo bám Tập suốt mười năm không tản?
Vào nửa đêm ngày 16/9/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau khi về nước từ hội nghị thượng đỉnh SCO ở Trung Á, đã ẩn thân 10 ngày. Trong 10 ngày đó, tin tức về việc ông ta gặp chính biến đã làm mưa làm gió trong và ngoài nước.
Có tin tức nói rằng, Tập Cận Bình đã đến thăm Trung Á vào ngày 14/9. Vào buổi chiều ngày hôm đó, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã thuyết phục thành công Tống Bình, 105 tuổi, cựu Ủy viên Ban Thường vụ ĐCSTQ, khống chế Cục Cảnh vệ Trung ương. Khi Tập Cận Bình trở về Bắc Kinh vào tối ngày 16, ông ta bị khống chế tại sân bay và bị quản thúc tại nhà riêng ở Trung Nam Hải.
Cũng có bài báo cho rằng, một số lão lãnh đạo đã “đĩnh thân nhi xuất, bạt loạn phản chánh” và “cứu đảng, cứu nước, cứu dân”. Một số người suy luận từ điều này, rằng các trưởng lão của ĐCSTQ, giống như năm xưa bắt “Tứ nhân bang”, đã lãnh đạo cuộc “chính biến” khiến Tập bị quản thúc tại gia.
Nhưng đến ngày 27/9, Tập Cận Bình ra mắt công chúng, khẳng định tin chính biến là bịa đặt.
Thực ra, đối với Tập Cận Bình mà nói, tin bị “đảo chính” không phải là mới. Từ 2012 đến 2022, đã mười năm, đám mây “chính biến” luôn đeo bám ông ta.
“Chính biến” mười năm vẫn thường nghe
Trong số đó, được ngoại giới biết đến nhiều nhất hẳn là “chính biến Bạc – Chu” gây chấn động Trung Quốc và thế giới.
Thời gian quay trở lại năm 2012, vào cuối năm đó, ĐCSTQ tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 18. Hai nhiệm kỳ tại vị của Hồ Cẩm Đào sắp kết thúc, ông sắp từ chức, chuẩn bị chuyển giao quyền lực. Phe Hồ Cẩm Đào và phe Giang Trạch Dân đã đạt được sự đồng thuận sau khi đàm phán rằng Tập Cận Bình nên được bổ nhiệm làm nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm.
Tuy nhiên, sự đồng thuận ngoài biểu hiện không có nghĩa là tất cả đều tốt đẹp. Trước năm 2012, nội bộ phe Giang đã vạch sẵn kế hoạch: Để Tập Cận Bình tạm thời nhậm chức, phát động chính biến trong vòng hai năm để phế truất hoặc ám sát ông ta, sau đó để Bạc Hy Lai, khi đó là Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, lên thay thế, trở thành hoàng đế của ĐCSTQ.
Không ngờ, âm mưu chính biến này đã bị bại lộ. Vì Bạc Hy Lai bất hòa với thân tín của mình, cựu Cục trưởng Công an Trùng Khánh Vương Lực Quân, Bạc Hy Lai vì tức giận đã tát Vương Lực Quân. Lo lắng tính mạng bất toàn, Vương Lập Quân đã trốn đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên vào ngày 6/2/2012.
Để xin tị nạn chính trị, Vương Lập Quân đã tiết lộ nhiều bí mật và chuyện nội bộ về Bạc Hy Lai, bao gồm cả kế hoạch chính biến của ông ta với Chu Vĩnh Khang, khi đó là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương. Đương thời, Tập Cận Bình, thân là Phó Chủ tịch nước đến thăm Hoa Kỳ, nghe nói Hoa Kỳ đã thông báo cho Tập Cận Bình và Hồ Cẩm Đào tin tức về cuộc chính biến, kế hoạch này của Bạc – Chu tự nhiên bị phá sản.
Ngoài sự cố mang tính bùng nổ này, chúng ta có thể đưa ra một vài ví dụ nữa.
Ví dụ, vào đêm muộn ngày 4/3/2015, Tin tức mạng Tân Cương Vô Giới đã đăng một bức thư ngỏ nặc danh kêu gọi Tập Cận Bình từ chức.
Trong bức thư, an toàn tính mạng của gia đình Tập đã ba lần bị uy hiếp. Đoạn đầu tiên đề cập, việc yêu cầu ông Tập từ chức là: “xuất phát từ cân nhắc đến sự an toàn của ngài và gia đình ngài”. Đoạn áp chót có nội dung: “Chúng tôi lo ngại rằng tố pháp ‘phản hủ’ chống tham nhũng làm trầm trọng thêm cuộc đấu tranh quyền lực trong đảng, cũng có thể mang lại những nguy cơ tiềm ẩn cho sự an toàn cá nhân của ngài.” Đoạn cuối đề cập: “Vì sự an toàn của ngài và gia đình ngài”, đề nghị ngài “từ chức mọi chức vụ trong đảng và nhà nước”.
Chưa đầy một tháng sau, vào ngày 29/3/2015, blog Der Spiegel của Mỹ đã đăng một bài báo nặc danh “Thư báo cáo toàn đảng, toàn quân và nhân dân toàn quốc” kêu gọi cách chức Tập Cận Bình khỏi tất cả các chức vụ trong và ngoài đảng.
Vào ngày 21/3/2020, Trần Bình, chủ tịch Sun TV của Hồng Kông, đã gửi một bức thư ngỏ trên WeChat, yêu cầu khẩn cấp tổ chức một hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ để thảo luận về vấn đề đi hay ở của Tập. Bức thư ngỏ nói rõ: “Việc đánh giá công tác của Tập Cận Bình kể từ khi ông ta chấp chính, có tính trọng yếu không kém gì việc đả đảo ‘Tứ nhân bang’.”
Trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ được tổ chức vào năm 2022, lại có một cao trào mới khác trong cuộc chiến dư luận chống Tập trong và ngoài nước. Nó bắt đầu với việc xuất bản một bài luận phản Tập dài 40.000 từ trên “Lingering Garden Net” của Canada vào ngày 19/1/2022. Sau đó, những tin đồn chống Tập nổi lên không ngừng, bao gồm: Chu Dung Cơ, cựu Thủ tướng ĐCSTQ, phản đối Tập; “Tập hạ Lý lên”; Tập bị phình động mạch não v.v.; Một trong những thân tín then chốt của Tập, Chung Thiệu Quân, chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bị bắt v.v.
Đầu tháng 5, các phương tiện truyền thông tự thân ở nước ngoài lần lượt tung tin, cho rằng ông Tập bị đảo chính và buộc phải “nhường chức” cho Lý Khắc Cường.
Đằng sau hiện tượng nổi bật này, có một câu hỏi đáng suy nghĩ. Đám mây chính biến vì sao đã đeo bám Tập suốt mười năm không tản?
Tiến sĩ Vương Hữu Quần, người chấp bút cho cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Uất Kiện Hành, tin rằng có bốn nguyên nhân chính:
Nguyên nhân thứ nhất là, triết học đấu tranh và lịch sử đấu đá nội bộ của ĐCSTQ đã khiến chuyện này phát sinh.
Triết lý đấu tranh do ông tổ của ĐCSTQ là Karl Marx truyền lại, đặc trưng điển hình là: có địch, cần đấu; không có địch, thì phải tạo địch mà đấu; cần “đấu tranh tàn khốc, đả kích vô tình”. Kể từ ngày thành lập, một trăm năm đã qua, ĐCSTQ đấu đá nội bộ không ngừng.
Mao Trạch Đông từng chỉnh đến chết Lưu Thiếu Kỳ, người kế nhiệm đầu tiên mà chính ông ta trực tiếp chỉ định; bức đến chết Lâm Bưu, người kế nhiệm thứ hai mà ông ta trực tiếp chỉ định; từ trung ương đến địa phương, ông ta đã đả đảo một lượng lớn thành viên của cái gọi là “tập đoàn phản đảng”.
Người kế vị cuối cùng được Mao chỉ định trước khi qua đời là Hoa Quốc Phong. Vào ngày 6/101976, chưa đầy một tháng sau khi Mao qua đời, Hoa Quốc Phong đã liên thủ với Nguyên soái ĐCSTQ Diệp Kiếm Anh, bắt giữ vợ của Mao là Giang Thanh và bè lũ “tứ nhân bang”. Đây là một cuộc “chính biến”.
Sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, Đặng Tiểu Bình phục hồi công tác, ông ta đã liên tiếp phế bỏ ba nhà lãnh đạo ĐCSTQ — Hoa Quốc Phong, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương. Đây cũng là một cuộc “chính biến”.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ 16 của ĐCSTQ năm 2002, lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã đến tuổi thoái hưu, nhưng Giang đã bí mật tìm sự giúp sức một nhóm lão lãnh đạo quân sự để tấn công Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 16, kiên trì yêu cầu Giang giữ lại chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương, bức bách tân lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào phải biểu đạt thái độ đồng ý. Đây cũng là “chính biến”.
Sau khi Giang Trạch Dân từ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương vào năm 2004, ông ta lại đề bạt trọng dụng các thân tín của mình là Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Đây là một kiểu “chính biến” khác.
Đến khi Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo ĐCSTQ vào năm 2012, từ trung ương đến địa phương, khắp nơi đều xuất hiện những phần tử tham nhũng hủ bại nghiêm trọng do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đề bạt trọng dụng.
Tập không muốn làm bù nhìn như Hồ Cẩm Đào, không thể không dùng bài “đả hổ chống tham nhũng” để thanh trừng. Kết quả là một vở đại hý kịch thanh trừng và phản thanh trừng kéo dài mười năm được đăng đàn, kéo dài cho đến tận ngày nay vẫn chưa hoàn thành. Cái gọi là “phản thanh trừng” bao gồm đủ loại tin đồn như chửi Tập, phản Tập, đả đảo Tập, chính biến v.v.
Tiến sĩ Vương Hữu Quần tin rằng, nguyên nhân thứ hai khiến chính biến chống lại Tập Cận Bình như mây không tản là: một số người có nợ máu và sợ bị thanh toán nên muốn lật đổ Tập Cận Bình.
Vào ngày 20/7/1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo của ĐCSTQ, đã huy động toàn bộ bộ máy nhà nước để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Đây là cuộc đàn áp nhân quyền kéo dài nhất trên thế giới hiện nay, ảnh hưởng trên phạm vi rộng nhất, liên quan đến số lượng người đông nhất, sử dụng các phương tiện tà ác nhất và có ảnh hưởng tồi tệ nhất trong và ngoài Trung Quốc.
Tội ác tà ác nhất trong số này là nạn thu hoạch nội tạng sống quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công.
Các cuộc điều tra ở nước ngoài của “Tổ chức quốc tế điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công” cho thấy đây là cuộc đại thảm sát do chính Giang Trạch Dân đích thân quyết sách, có sự tham gia phối hợp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, Phòng 610, công an, tòa án, nhà tù, bệnh viện, cảnh sát vũ trang và quân đội.
“Băng đảng nợ máu” của ĐCSTQ do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cầm đầu đã phạm những tội ác nghiêm trọng vượt quá giới hạn cuối cùng của đạo đức con người và luật pháp.
Tập Cận Bình không phải là người ra quyết định cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cũng không phải là người ra quyết định cho việc thu hoạch nội tạng sống, ông ta cũng không thăng tiến bằng cách tích cực đi theo cuộc bức hại của Giang và Tăng như Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai. Về điểm này, Tập và Giang hoàn toàn trái chiều.
Do đó, mặc dù Tập kể từ khi nắm quyền đã luôn bảo vệ đảng, nhưng Giang và Tăng vẫn mất ăn mất ngủ vì Tập, luôn muốn hạ bệ ông ta và thay thế ông ta bằng một thành viên then chốt của “băng đảng nợ máu” để đảm bảo rằng những đại tội mà chúng gây ra sẽ không bị thanh toán. Đây là nguyên do thứ hai.
Nói về nguyên nhân thứ ba, Tập Cận Bình đã đắc tội với nhiều nhân vật chức cao quyền trọng.
Vào tháng 2/2012, Tập Cận Bình đã vô cùng kích động khi biết được âm mưu “chính biến Bạc – Chu”, đây là động lực quan trọng để ông phát động chiến dịch đả hổ chống tham nhũng sau khi lên nắm quyền.
Vào tháng 1/2013, Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch đả hổ chống tham nhũng tại Phiên họp toàn thể lần thứ hai của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Tính đến năm 2022, có tổng cộng 572 quan chức cấp cao từ cấp thứ trưởng, cấp bộ trở lên và các cán bộ quản lý cấp trung khác đã bị điều tra và truy tố.
Có thể hình dung rằng hơn 500 “lão hổ” bị bắn hạ, và các thế lực liên quan đằng sau họ đều hận Tập thấu xương thấu cốt, nên hễ có cơ hội, nhất định họ sẽ muốn hạ bệ Tập.
Nguyên nhân thứ tư khiến Tập Cận Bình liên tục bị đồn đại về một cuộc chính biến là sự khuynh hướng chuyển tả toàn diện của ông đã gây ra sự bất mãn.
Sau khi ông Tập lên nắm quyền, các loại mâu thuẫn thâm căn cố đế tích tụ trong thời đại Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân bùng phát dữ dội. Nhưng con đường cải cách hệ thống chính trị, đã sớm bị giết chết bởi vụ thảm sát “Lục Tứ” của Đặng Tiểu Bình.
Sau Đại hội 19 của ĐCSTQ, chính quyền của ông Tập đã toàn diện chuyển tả, hồi quy về Cách mạng Văn hóa. Điều này khiến các quan viên phe khai minh, phần trí thức công cộng, các nhân sĩ có tri thức trong và ngoài nước, thậm chí không ít dân chúng phổ thông Trung Quốc, những người từng đặt hy vọng vào Tập Cận Bình, đều bất mãn với hiện trạng này. Do đó, mọi người đều thích tin tức về chính biến, thậm chí còn giúp truyền bá nó.
Phần kết
Vương Hữu Quần tin rằng, đối với cấp cao nhất của ĐCSTQ, trên thực tế có hai phe đang đấu đá ác liệt: một là phe Tập, hai là phe Giang – Tăng.
Trước Đại hội 19 của ĐCSTQ vào tháng 10/2017, chiến dịch đả hổ chống tham nhũng của Tập Cận Bình đã tiếp cận đến Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Nhưng để bảo vệ đảng, Tập đã thỏa hiệp với Giang và Tăng vào giây phút cuối cùng.
Kết quả của sự thỏa hiệp: Kể từ tháng 10/2017, phe Giang và Tăng tiếp tục “đào hố” cho Tập, khiến Tập đảo quân bài tốt thành quân bài xấu chỉ trong vòng 5 năm.
Trước Đại hội 20 của ĐCSTQ vào tháng 10/2022, ông Tập đã tốn nhiều công sức phản hủ đả hổ, đánh vào “băng nhóm chính trị Tôn Lực Quân”. Tổng hậu trường của băng đảng này chính là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.
Nếu Tập Cận Bình không thể giải quyết vấn đề Giang, Tăng về căn bản, nếu ông ta không thể nhận thức ra nguyên nhân căn bản khiến ĐCSTQ sau hơn 100 năm vẫn không có năng lực thiết lập một cơ chế hợp lý và hợp pháp để chuyển giao quyền lực tối cao, thì đám mây đảo chính sẽ luôn ở bên ông ta.
T.P