Tuyên bố vỡ nợ hạn chế của Fitch Ratings dành cho Evergrande, có thể châm ngòi cho kịch bản vỡ nợ chéo trong mạng lưới nợ quốc tế, hơn 19 tỷ USD trái phiếu của tập đoàn. Một kịch bản tồi tệ nhất trong ngành bất động sản của Trung Quốc, liệu chính phủ Trung Quốc có bỏ mặc con tàu đắm này không?
Ngày 9 tháng 12 tháng, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings của Mỹ thông báo hạ xếp hạng Tập đoàn Bất động sản Evergrande của Trung Quốc, từ mức C tương đương với quá trình vỡ nợ hoặc tương tự vỡ nợ đã bắt đầu; xuống mức RD vỡ nợ hạn chế, tức là nhà phát hành trái phiếu không có khả năng thanh toán các khoản nợ.
Nguyên nhân là do tập đoàn này không thể chi trả khoản nợ 82 triệu đô, vốn đã hết thời gian ân hạn 30 ngày từ mùng 6 tháng 12 năm 2021. Evergrande Tập đoàn Bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc bị tuyên bố vỡ nợ hạn chế, sau khi không thể thanh toán được những khoản nợ trái phiếu phát hành bằng đồng USD, diễn biến mới này đánh dấu sự suy sụp của một đế chế bất động sản với tuổi đời 25 năm tại Trung Quốc. Qua đó tạo áp lực lớn lên chính phủ nước này trong việc ngăn chặn của khủng hoảng nợ ngành địa ốc, lan sang những lĩnh vực khác.
Câu hỏi lớn nhất đưa ra lúc này là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Evergrande được tái cơ cấu như thế nào? Những chủ nợ nào được ưu tiên nhận lại toàn bộ số tiền?
Evergrande từng lớn mạnh thế nào?
Ông Hứa Gia Ấn thành lập Evergrande tại Quảng Châu vào năm 1996, đây là công ty phát triển bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc với doanh thu là 110 tỷ USD vào năm 2020. Tài sản của công ty này là khoảng 355 tỷ USD và đang nắm trong tay hơn 1.300 dự án bất động sản trên khắp Trung Quốc (280 thành phố). Công ty này chào sàn ở Hồng Kông vào năm 2009, Evergrande phát triển nhanh chóng nhờ vay được tiền để làm các dự án bất động sản và bán chúng một cách nhanh chóng với tỷ suất lợi nhuận thấp, tính đến cuối tháng 6 công ty này có 163.119 nhân viên. Tuy nhiên, khi trường bất động sản tăng trưởng chậm lại công ty đã phải chuyển sang lĩnh vực khác kinh doanh như: bảo hiểm, nước đóng chai, câu lạc bộ bóng đá và xe điện.
Nợ của Evergrande được chú ý từ khi nào?
Tháng 9 năm 2020, một lá thư bị rò rỉ cho thấy Evergrande đang cầu xin sự hỗ trợ của chính phủ để được niêm yết cửa sau, tức là được niêm yết trên sàn chứng khoán nhờ mua lại hoặc sáp nhập với một công ty niêm yết khác tại sàn Thâm Quyến nhưng đã thất bại. Các nguồn tin của Reuters cho biết rằng lá thư này được xác thực, trong khi Evergrande nó nói là giả.
Tháng 6 năm 2021, Evergrande đã không thanh toán đúng hạn một số trái phiếu.
Tháng 7 năm 2021, một tòa án đã phong tỏa tài khoản tiền gửi ngân hàng trị giá 20 triệu USD mà công ty này đang nắm giữ theo yêu cầu của ngân hàng.
Cuối tháng 8, Evergrande cho biết việc xây dựng lại một số dự án bị tạm dừng do việc thanh toán cho các nhà thầu và nhà cung cấp bị chậm.
Tháng 9, công ty này đã tìm cách gia hạn thanh toán cho các khoản tín chấp và các khoản vay ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 6 người ta đã xác định số nợ phải trả của Evergrande là 306 tỷ USD, tương đường với 2% GDP của Trung Quốc.
Evegrande giảm nợ như thế nào?
Công ty này đã đẩy nhanh nỗ lực cắt giảm nợ và năm ngoái, sau khi mà các nhà quản lý ban hành một quy định mới vốn được biết tới với cái tên “Ba lằn ranh đỏ”. Theo đó, các công ty bất động sản sẽ bị hạn chế tiếp cận nguồn vốn khi được xác định sức khỏe tài chính không lành mạnh. Cụ thể “Ba lằn ranh đỏ” bao gồm:
1. Tỉ lệ nợ phải trả trên tài sản (không bao gồm các khoản trả trước) phải dưới 70%.
2. Tỉ lệ tổng nợ vay ròng/vốn chủ sở hữu tối đa 100%.
3. Tỉ lệ tiền mặt/nợ ngắn hạn lớn hơn 1.
Dự kiến nó sẽ được áp dụng vào cuối năm 2022, ngay lập tức Evergrande giảm giá mạnh tại các dự án phát triển bất động sản của mình nhằm tăng doanh số bán hàng, cùng với đó công ty cũng bán phần lớn các động sản thương mại của mình. Kể từ cuối năm 2020, công ty đã bán được 555 triệu USD cổ phiếu thứ cấp và huy động được 1,8 tỷ USD bằng cách niêm yết đơn vị quản lý tài sản của mình. Họ cũng bán 3,4 tỷ USD cổ phần trong mảng xe điện của mình. Tháng 9, công ty cho biết kế hoạch xử lý tài sản và vốn chủ sở hữu đã không đạt được tiến độ quan trọng, kể từ đó công ty cũng phải bán thêm cổ phần của mình và cổ phần từ các công ty con như Hengten Network Group để huy động vốn.
Rủi ro khổng lồ
Năm 2018, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nói rằng một số công ty bao gồm Evergrande có thể gây ra rủi ro với hệ thống tài chính, các khoản nợ của công ty này liên quan tới 128 ngân hàng và 121 tổ chức phi ngân hàng, đây không phải là thông tin chính thức mà được biết tới qua một bức thư bị rò rỉ. Việc trả nợ trễ hạn có thể gây ra tình trạng vỡ nợ chéo do nhiều tổ chức tài chính vừa có các khoản vay trực tiếp, vừa nắm giữ gián tiếp thông qua các công cụ tài chính khác nhau.
Kịch bản vỡ nợ chéo
Tuyên bố của Tập đoàn Tài chính Fitch Ratings được cho là có thể châm ngòi cho kịch bản vỡ nợ chéo, trong mạng lưới nợ quốc tế hơn 19 tỷ đô trái phiếu của Evergrande. Qua đó đưa tập đoàn này trở thành công ty phá sản lớn nhất Trung Quốc. Dù chưa chính thức lên tiếng về việc vụ phá sản, có thể dẫn tới quá trình tái cơ cấu nợ kéo dài, song Evergrande vẫn bị dán mác là “phá sản hạn chế”.
Theo giới chuyên gia đây chính là dấu mốc lớn, trong bi kịch kéo dài của ngành địa ốc Trung Quốc khi mà Evergrande với khoản nợ hơn 300 tỷ USD cùng hàng loạt các công ty bất động sản mắc nợ khác đã tác động nghiêm trọng tới thị trưởng tài chính của Trung Quốc. Ngay cả khi giới chức Bắc Kinh nhiều lần tìm cách trấn an các nhà đầu tư, từng được đánh giá là quá lớn để vỡ nợ nhưng Evergrande giờ đây đã trở thành nạn nhân lớn nhất trong chiến dịch giám sát hoạt động vay nợ của Trung Quốc. Dù đã nỗ lực để chúng không trở thành nguy cơ mang tính hệ thống xong giới chức nước này thì vẫn phải ngậm ngùi như một loạt các tên tuổi bất động sản sụp đổ, do không thể thanh toán.
Mới đây nhất Tập đoàn Sunshine 100 đã công bố không thể trả khoản tiền trái phiếu trị giá 170 triệu USD và hơn 8,9 triệu USD lãi suất đáo hạn trong năm nay. Sunshine 100 cho biết những khó khăn trong môi trường kinh tế vĩ mô và ngành bất động sản, là nguyên nhân chính khiến công ty này không thể trả các khoản nợ. Dữ liệu từ Bloomberg cũng cho biết, hồi đầu tuần trước các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ tổng cộng là 10,2 tỷ USD trái phiếu nước ngoài từ đầu năm, trong đó các công ty bất động sản chiếm tới 36%.
Kế hoạch tái cơ cấu nợ của Evergrande bị tăng sức ép
Theo Giám đốc Đầu tư Brock Silvers của Kaiyuan Capital chi nhánh Hồng Kông, Trung Quốc: “Việc Evergrande bị hạ điểm tín nhiệm có thể không ảnh hưởng tức thì đến quy trình thủ tục của Trung Quốc, song lại gia tăng sức ép lên kế hoạch tái cơ cấu của tập đoàn”.
Kế hoạch này có sự tham gia của chính phủ Trung Quốc và bao gồm toàn bộ các khoản nợ trái phiếu quốc tế và nợ vay tư nhân của Evergrande.
“Sẽ rất thú vị khi chứng kiến vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu cũng như khả năng kiểm soát của chính phủ” – Ông Robin Usson, Chuyên gia Phân tích tín dụng tại Federated Hermes cho biết.
Theo AFP, Evergrande sẽ thành lập một Ủy ban quản lý rủi ro gồm bảy thành viên, trong đó có các quan chức thuộc cơ quan nhà nước nhằm giảm thiểu các rủi ro hoạt động trong tương lai.
“Các ngân hàng và người nắm giữ trái phiếu sẽ rất ủng hộ các hoạt động tái thiết lập hồ sơ nợ của các công ty có vấn đề về thanh khoản, miễn là chúng được thực hiện một cách công bằng và minh bạch” – Ông Gustavo Medeiros, Công ty Ashmore Group nhận định.
Thông tin tích cực trên dù giúp cổ phiếu Evergrande ngay lập tức tăng nhẹ 1% trên sàn Hồng Kông, Trung Quốc. Song vẫn không thể ngăn kịch bản tập đoàn này vỡ nợ, mới đây Fitch Ratings cũng có động thái giảm nhãn phá sản hạn chế tương tự đối với Kaisa Group. Sau khi Tập đoàn bất động sản này không thanh toán 400 triệu USD trái phiếu quá thời gian ân hạn.
“Việc Evergrande và Kaisa Group vỡ nợ sẽ đưa chúng ta bước sang giai đoạn suy thoái tài sản Trung Quốc. Rủi ro hệ thống này sẽ dần được thay thế bằng những rủi ro đặc trưng” – Ông Robin Usson nhấn mạnh.
Nỗ lực giảm sốc của chính phủ Trung Quốc
Trước tình hình đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tuyên bố, sẽ cắt giảm tỉ lệ dự trữ tiền mặt bắt buộc của các ngân hàng, trong bối cảnh nền kinh tế đang chững lại trước nhiều bất ổn. Theo đó tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các ngân hàng sẽ giảm 0,5% xuống 8,4%, đánh dấu lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 7. Khi đó 1.200 tỷ nhân dân tệ sẽ được giải phóng trong nỗ lực nới lỏng các hoạt động cho vay, cũng như giảm áp lực cho nền kinh tế vốn đã chịu nhiều thiệt hại sau cuộc khủng hoảng thiếu điện và làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới đây.
Bên cạnh đó kế hoạch trên cũng được kỳ vọng có thể giúp các tổ chức tài chính tại Trung Quốc, Đại Lục, cắt giảm chi phí tài chính khoảng 15 tỷ nhân dân tệ mỗi năm. Đây được coi là tín hiệu tốt cho ngành bất động sản, khi mà các công ty địa ốc có bậc xếp hạng tín nhiệm cao có thể tiếp cận dòng vốn.
Hồi tháng 10, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc – Dịch Cương cũng khẳng định nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang hoạt động tốt nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức. Chẳng hạn như là nguy cơ vỡ nợ của một số doanh nghiệp nhất định, nguyên nhân chủ yếu được cho là đến từ khả năng quản lý yếu kém. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý của nước này đã lên kế hoạch siết chặt quá trình giám sát các công ty bất động sản, nhằm ngăn các vấn đề của Tập đoàn Evergrande lan ra những công ty quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó PBOC triển khai
nhiều giải pháp khác nhau để ngăn chặn nguy cơ tài chính, chẳng hạn như bơm thêm vốn cho các ngân hàng nhỏ và vừa, Bắc Kinh cũng cho biết sẽ dành ưu tiên cao nhất cho các công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, người mua nhà, cũng như các chủ nợ và cổ đông của Evergrande.
Chủ nợ nào của Evergrande được ưu tiên?
Các chuyên gia cho rằng giới chức của Trung Quốc có thể áp dụng nguyên tắc ưu tiên, ổn định xã hội và một số nhà đầu tư tổ chức nếu cần. Theo đó, những chủ nợ nước ngoài của Evergrande được cho là có thể sẽ nằm cuối danh sách ưu tiên của Evergrande, xếp sau gần 1,6 triệu khách hàng đã nộp tiền đặt cọc mua nhà, nhân viên của Evergrande, cũng như một loạt các nhà đầu tư sở hữu tài sản chính liên quan tới công ty này. Do vậy Evergrande không thể hoàn toàn ngó lơ các chủ nợ trái phiếu quốc tế, đây là danh sách bao gồm nhiều công ty đầu tư lớn trên thế giới. Đối tượng mà chính phủ Trung Quốc cũng đang dành sự quan tâm như: Ashmore Group, Black Rock,… Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley cũng tin rằng, cơ quan quản lý của Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thảo luận tái cơ cấu nợ đối với các chủ nợ nước ngoài, sau khi các hoạt động dần đi vào ổn định. Trước đây, những tập đoàn lớn và quan trọng như Evergrande gần như là sẽ được cứu, bất động sản đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Đây là lĩnh vực nắm giữ hầu hết tài sản hộ gia đình, một khoản nợ khổng lồ đối với các ngân hàng của Trung Quốc và gắn liền với 1/5 hoạt động kinh tế.
Tuy nhiên, Chủ tịch Tập Cận đình đã chứng tỏ khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn nhiều của nền kinh tế Trung Quốc, những gì mà Evergrande trải qua là kết quả trực tiếp của một chính sách khắt khe mới nhằm kiểm soát ngành bất động sản của đất nước tỷ dân. Miễn là có thể kiểm soát được sự ổn định tài chính, Trung Quốc có thể bỏ qua lợi ích của một số trái chủ. Đặc biệt, là trái chủ nước ngoài để phục vụ các mục tiêu chính sách lớn hơn.
Một trong những giải pháp và Trung Quốc có thể thực hiện, đó là để một số nhóm chính quyền địa phương và các nhà phát triển bất động sản khác tiếp quản hoạt động kinh doanh và các dự án khác chưa thể hoàn thành của Evergrande. Một số chính quyền địa phương còn đưa ra yêu cầu ngừng cho vay bất động sản đối với Evergrande, để ngăn chặn nguy cơ lan rộng.
Nếu có một giải pháp sớm xuất hiện và Bắc Kinh hành động để lới lỏng chính sách tiền tệ tổng thể, đó sẽ là tia hi vọng để lạc quan rằng Trung Quốc có thể tránh được một cuộc suy thoái tài sản nghiệm trọng. Hiện tại, Trung Quốc dường như không thể tránh khỏi tác động đáng kể đối với sự tăng trưởng vào cuối năm 2021 và đầu năm 2022, nhưng nếu Bắc Kinh hành động dứt khoát đất nước này vẫn có thể tránh khỏi những điều tồi tệ hơn.
Về phía Evergrande, Tập đoàn cho biết họ sẽ tích cực tham gia với các chủ nợ để đưa ra một kế hoạch tái cơ cấu, tập đoàn này có thể sẽ đưa toàn bộ trái phiếu phát hành ở nước ngoài và các nghĩa vụ nợ tư nhân vào kế hoạch. Đây có thể là cuộc tái cơ cấu nợ lớn nhất Trung Quốc từ trước đến nay. Tuy nhiên, rõ ràng Bắc Kinh vẫn sẽ đóng một vai trò nhất định, giới chức tỉnh Quảng Đông cho biết sẽ cử một nhóm đến Evergrande theo yêu cầu của công ty nhằm hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro.
Từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, Evergrande đang ngập trong núi nợ lên tới hơn 300 tỷ USD tương đương với 2% tổng tài sản quốc nội GDP của Trung Quốc. Trong đó trái phiếu của thị trường quốc tế là 19 tỷ USD, sự kiện này được coi là chấn động kinh tế lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm qua.
T.P