Monday, December 23, 2024
Trang chủThâm cung bí sửChút sự thật về ông Chu Ân Lai (Kỳ VI)

Chút sự thật về ông Chu Ân Lai (Kỳ VI)

Ông Chu Ân Lai sinh ra (5/3/1898) trong một gia đình trí thức ở huyện Sơn Dương, huyện Hoài An, tỉnh Giang Tô, là con trai lớn nhất và cháu đích tôn của gia tộc họ Chu.

Kỳ VI: Danh gia vọng tộc

Qua bộ phim “Bandung Sonata” ra mắt khán giả cuối năm 2004, người ta biết thêm về gia tộc của Thủ tướng Chu Ân Lai. Ông Khrushchev từng nói với Thủ tướng Chu Ân Lai trong một buổi gặp gỡ rằng: “chúng ta có một điểm không tương đồng, đó là tôi xuất thân trong gia đình công nhân, còn đồng chí lại xuất thân trong một gia đình phong kiến”.

Thủ tướng Chu Ân Lai đã từ tốn đáp lại: “đúng là chúng ta có một điểm không tương đồng, đó là chúng ta đều quay lưng lại chính gia đình chúng ta”. Điều này tuy không lớn, không gây nhiều tranh cãi, song tại thời điểm đó do nhiều nguyên nhân khác nhau, hơn nữa việc tuyên truyền khi ấy về song thân của Thủ tướng Chu Ân Lai cũng chưa thích hợp nên việc này không được nhắc tới một cách công khai.

Năm 1877, bà Trương Thị, vợ Vạn Thanh Tuyển, tri huyện Thanh Hà sinh được một cô con gái tên là Vạn Đông Nhi, vì cô sinh ra vào tiết Đông chí nên bố cô đã đặt cho cô cái tên này; vì cô là đứa con thứ mười hai trong gia đình nên mọi người thường gọi cô là cô Mười Hai. Vạn Đông Nhi thông minh, xinh đẹp, tính cách rõ ràng, cương quyết nên rất được Vạn lão thái gia cưng chiều. Mỗi khi đi đâu chơi hay đi giải quyết công việc Vạn lão thái gia đều cho Vạn Đông Nhi đi cùng và chính việc này đã giúp Vạn Đông Nhi có được bản lĩnh trong xử trí các công việc về sau này.

Ngay từ nhỏ Vạn Đông Nhi đã bắt bố mình phải cho đi học vì ngày đó chuyện đèn sách là của đấng nam nhi, nữ nhi chỉ cần học “nội gia” là đủ. Vừa được đi học vừa có điều kiện tiếp xúc với xã hội nên Vạn Đông Nhi đã nhanh chóng nổi tiếng nhờ sự quản lý chặt chẽ nhưng có tình có lý của mình trong nhiều vấn đề.

Năm 1897, khi 20 tuổi Vạn Đông Nhi được bố mình gả cho Chu Thiệu Cương, con trai thứ của Chu Khởi Khôi, người huyện Sơn Dương. Chu Thiệu Cương sinh năm 1874 tại Thiệu Hưng với tên gọi cúng cơm Di Năng, tự là Mậu Thần, sau mới đổi thành Thiệu Cương. Chu Thiệu Cương là người trung hậu, hiền lành, còn Vạn Đông Nhi thì nhanh nhẹn, tháo vát, biết quản lý việc nhà nên từ ngày có con dâu về nhà họ Chu, sức khoẻ của bà mẹ chồng khá hẳn lên không còn ốm yếu như trước. Không những thế, Vạn Đông Nhi còn là trung tâm hoà giải các mối bất đồng, mâu thuẫn giữa chị dâu, em chồng, giữa những con “sư tử” với nhau. Chính vì vậy mà mọi người trong gia đình ai cũng yêu quý, tôn trọng, tâm phục khẩu phục mỗi khi Vạn Đông Nhi xử lý công việc.

Vị thế của Vạn Đông Nhi càng được nâng cao trong gia đình họ Chu khi cô sinh cậu con trai đầu lòng, đó chính là Chu Ân Lai. Chỉ tiếc rằng cháu đích tôn sinh ra chưa được bao lâu thì ông nội Chu Khởi Khôi qua đời nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Chính vì khó khăn chồng chất khó khăn nên Vạn Đông Nhi đã phải lao tâm khổ tứ, thậm chí phải dấu cả bệnh tật của mình để làm việc nên mùa đông năm 1907 bà đã bị chết khi mới 31 tuổi để lại ba đứa con trai Chu Ân Lai, Chu Ân Phổ và Chu Ân Thọ.

Gia đình họ Vạn, nhất là bà Trương Thị, mẹ đẻ Vạn Đông Nhi đã vô cùng đau đớn khi biết tin này và để tỏ rõ tình yêu thương của mình, bà Trương Thị đã ra lệnh cho cậu con rể phải sắm một chiếc quan tài dày bảy lớp, quét bảy lớp sơn thì mới cho nhập thổ.

chut su that ve ong chu an lai ky vi
Vợ chồng Chu Ân Lai

Tình hình kinh tế nhà họ Chu khi đó đến lo ăn hàng ngày còn không xong thì lấy tiền đâu mà mua chiếc quan tài quý tộc đó. Nhưng mặc cho Chu Thiệu Cương trình bầy thế nào đi nữa, bà Trương Thị cũng nhất quyết không cho Chu Thiệu Cương chôn cất Vạn Đông Nhi. Chính vì điều kiện nghiệt ngã này của bà Trương Thị mà phải 28 năm sau thi hài Vạn Đông Nhi mới được nhập thổ.

Kể từ khi người vợ yêu dấu sớm lìa trần gian, cộng thêm gia cảnh ngày một sa sút, Chu Thiệu Cương đã ở vậy, không đi bước nữa và sống âm thầm, lặng lẽ bên bức tranh vợ. Một trong những ân hận lớn nhất trong đời Chu Thiệu Cương là khi Vạn Đông Nhi chết ông lại không có mặt ở nhà, mà đanglàm ăn ở Vũ Hán.

chut su that ve ong chu an lai ky vi
Chu Ân Lai thời trẻ

Khi đó vì kế sinh nhai nên Chu Thiệu Cương phải bôn ba nơi đất khách quê người, làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Từ năm 1922-1937, Chu Thiệu Cương đã làm rất nhiều việc phục vụ cách mạng. Từ năm 1937-1942, Chu Thiệu Cương đã từng hoạt động chung với Dương Chấn Đức (mẹ đẻ Đặng Dĩnh Siêu, vợ Chu Ân Lai), sau đó cả hai người đều chuyển công tác lên Trùng Khánh…

Ngày 10/7/1942, Chu Thiệu Cương đã chết vì bệnh sốt cao. Năm 1945, sau khi kháng Nhật thành công, Chu Ân Lai đã từng nói với đồng sự của mình rằng, “đã 35 năm rồi tôi chưa về quê, chắc giờ này mộ mẹ tôi đã um tùm cây cỏ”.

Trước tiết Thanh Minh năm 1965, Chu Ân Lai đã gọi Chu Nhĩ Tuỵ, cháu trai mình tới nhà để giao một nhiệm vụ quan trọng: về quê sửa sang mồ mả dòng họ Chu, tìm mộ bà Trương Thị vì khi đó do không có người chăm nom nên mộ bà đã bị mất, mặc dù trước đó dân địa phương đã chuyển mộ bà lên một chỗ cao ráo, cách chỗ cũ khoảng 300 mét, nhưng năm tháng qua đi mộ bà đã bị mất hoàn toàn, do vậy nhiệm vụ mà Chu Thủ tướng giao cho Chu Nhĩ Tuỵ đã không hoàn thành.

Khi Chu Thiệu Cương chết thì Chu Ân Lai vừa mới làm phẫu thuật được 1-2 ngày, hơn nữa mọi người đều biết Chu Ân Lai là người hiếu thuận, trọng nghĩa, đặc biệt là với cha mình nên mọi người đã giấu không cho ông biết Chu Thiệu Cương đã chết, đợi ông lành bệnh mới dám nói. Nhưng ông vẫn biết và một trận giận dữ lôi đình đã trút xuống đầu Đặng Dĩnh Siêu khiến vợ ông chỉ biết khóc mà chẳng biết giải thích thế nào…

Sau khi tin Chu Thiệu Cương chết được công bố công khai, Mao Chủ tịch, Tưởng Giới Thạch và một số nhân vật cao cấp trong chính phủ đã gửi điện chia buồn. Chu Ân Lai rất ít khi nhắc tới phụ thân của mình và tới khi ông chết, bà Đặng Dĩnh Siêu mới đưa cho Chu Bỉnh Đức, cô cháu gái một bảo vật. Đó là một chiếc ví da đã cũ, một vật bất ly thân của Chu Ân Lai, trong đó có để tấm ảnh ông Chu Thiệu Cương, đằng sau đề dòng chữ: Chân dung người cha thân yêu.

(Xem tiếp kỳ sau)

RELATED ARTICLES

Tin mới