Như các Khu Tự Trị ở phía Bắc, cảnh quan chủ yếu là sa mạc và bán sa mạc thì Khu Tự Trị dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Nam lại nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, nét văn hóa đa dạng và nghệ thuật ẩm thực độc đáo. Nhắc đến Quảng Tây người ta sẽ thường nghĩ ngay đến Quế Lâm – nơi thiên đường hạ giới hay thành phố Nam Ninh hào hoa, náo nhiệt .
Nằm ở phía Nam của Trung Quốc, Quảng Tây có tên gọi đầy đủ là Khu Tự Trị dân tộc Choang Quảng Tây. Đây là một trong 5 Khu Tự Trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và có diện tích khoảng 237.600 km2 bằng khoảng 2/3 diện tích Việt Nam. Phía Tây Khu Tự Trị giáp với tỉnh Vân Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Quý Châu và tỉnh Hồ Nam và phía Đông Nam giáp với tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, còn phía Tây Nam giáp với các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng ninh của Việt Nam. Quảng Tây có đường bờ biển dài 1500km ở phía Nam nằm trên Vịnh Bắc Bộ.
Trước thời phong kiến, Quảng Tây là một vùng đất của các bộ tộc Bách Việt sinh sống, và nó cùng với Quảng Đông tạo nên vùng Lưỡng Quảng. Vùng đất này chính thức thuộc về Trung Quốc từ năm 214 trước Công Nguyên, khi quân đội nhà Tần xâm chiếm hầu hết miền Nam Trung Hoa ngày nay. Cái tên Quảng Tây là cách gọi tắt của Quảng Nam Tây Lộ và nó bắt đầu xuất hiện từ thời đại nhà Tống Từ năm 960-1279. Sau khi vùng Lưỡng Quảng được tách thành hai khu vực là Quảng Nam Tây Lộ và Quảng Nam Đông Đạo. Sau đó, Quảng Tây chính thức được đặt tên cho vùng đất Quảng Nam Tây Lộ vào thời kỳ nhà Nguyên từ năm 1206 đến năm 1368, với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn phía Tây Nam. Trong thời đại Trung Hoa dân quốc, Quảng Tây là đơn vị hành chính các tỉnh của Trung Quốc nhưng sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập thì tới năm 1958, Quảng Tây được chuyển thành Khu Tự Trị dân tộc Choang Quảng Tây và tên gọi tắt của Khu Tự Trị này là Quế – lấy theo tên của một thành phố lớn, đồng thời cũng là thủ phủ cũ của Khu Tự Trị này là Quế Lâm .
Dù là Khu Tự Trị của người Choang hay còn gọi là người Tráng, nhóm dân tộc thiểu số đông nhất của Trung Quốc nhưng nhóm này chỉ xếp thứ hai tại đây sau người Hán. Năm 2020, Quảng Tây có dân số là 50.127.000 người thì 62,5% trong số đó là người Hán và người Choang – nhóm dân tộc thiểu số đông nhất chiếm khoảng 31,3% dân số tức khoảng hơn 15 triệu người và hơn 90% người Choang ở Trung Quốc sống ở Quảng Tây, họ tập trung chủ yếu ở miền Trung và Miền Tây của Khu Tự Trị , còn lại là các nhóm dân tộc thiểu số khác bao gồm cả một bộ phận nhỏ người Kinh có nguồn gốc từ Việt Nam. Các số liệu về người Kinh hay người Ghim – theo cách gọi của Trung Quốc sinh sống ở Quảng Tây. Dù không có con số chính xác nhưng trong số khoảng 30.100 người sinh sống tại Trung Quốc thì có khoảng hơn 20.000 người là ở Quảng Tây đặc biệt ở các đảo Vạn Vĩ, Sơn Tâm và Vu Đầu thuộc khu vực quần đảo Sinh hay còn gọi là Tam Đảo. Quần đảo này nằm ngoài khơi thành phố Đông Hưng và cách cửa khẩu Móng Cái của Việt Nam chừng 20km. Các con số này không bao gồm hàng chục nghìn công dân Việt Nam đang học tập và làm việc tại Trung Quốc. Do các hoạt động bồi đắp phù sa cũng như hoạt động lấn biển của Trung Quốc cho nên hiện nay quần đảo Tam Đảo thực tế là một bán đảo nhô ra biển.
Theo những người kinh sinh sống tại đây, ngay từ trong gia phả tài liệu và văn tự còn ghi lại, vào năm Hồng Thuận thứ ba dưới thời nhà Lê Sơ tức năm 1511 đến trước thời vua Tự Đức của nhà Nguyễn thì vùng đất Tam Đảo này vẫn là lãnh thổ của Việt Nam. Sau này theo hiệp ước Pháp – Thanh năm 1895, họ trở thành người nước khác trên chính quyền quê hương mình. Trong hành trình đó có khoảng hơn 100 người trong số 12 dòng họ khác nhau bao gồm họ Tô, Đỗ, Nguyễn, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng và Lương: họ đều có gốc tích từ vùng đất Đồ Sơn, Hải Phòng. Còn lại số ít là có nguồn gốc từ một vài địa phương ven biển của Việt Nam di cư đến. Lịch sử của 12 dòng họ này khi gặp bão tố đã trôi dạt về Tam Đảo và khai hoang lập nghiệp tại đây đã được lưu thành câu ca: “Ngồi rỗi kể chuyện ngày xưa / Cha ông truyền lại là người Đồ Sơn”.
Người dân ở đây ngày nay vẫn kể cho nhau nghe một câu chuyện truyền thuyết về ông cha khi tới vùng đất mới. Cụ thể, trong một lần đánh cá do mải đuổi theo đàn cá song cha ông của họ đã lưu lạc đến Tam Đảo, lúc đó là một hòn đảo hoang vắng. Mãi đến những năm 60 của thế kỷ trước vạn vĩ vẫn còn những rừng rậm thân cây mấy người ôm không xuể. Bởi vậy ngày nay ở những ngôi làng này, các kiều bào vẫn thuộc lòng câu ca dao: “Quê tôi là ở Đồ Sơn / Theo đàn cá sú mới lên đầu rồi”. Hiện này các dòng họ này đã có đời thứ 11,12 họ được coi là cộng đồng người Kinh chủ yếu còn mang nhiều bản sắc văn hóa Việt Nam. Đồng thời là một trong 56 dân tộc của đất nước này. Tại Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc nói chung tên gọi Kinh tộc Tam Đảo có nghĩa là ba hòn đảo của người Kinh hiện vẫn được dùng tương đối phổ biến để chỉ cộng đồng người Kinh này cũng như để chỉ địa bàn sinh sống tập trung của họ tại Ba Hòn đảo nói trên. Với lịch sử định cư trải dài qua hơn 500 năm, sẽ chẳng ai có thể nghĩ rằng tìm được một nét người Việt trên vùng đất này. Tuy nhiên những người dân ở đây vẫn gìn giữ được tiếng mẹ đẻ và đủ những tập tục truyền thống của cha ông để lại.
Vùng đất của những ngọn núi đá vôi
Khu Tự Trị dân tộc Choang Quảng Tây nằm ở rìa Đông Nam của Cao Nguyên Vân Quý cho nên địa hình khu vực này được bao quanh bởi các dãy núi và cao nguyên và thấp dần từ Bắc xuống Nam. Ở phía Tây bắc của Khu Tự Trị là một phần của cao nguyên Vân Quý, đặc điểm của cao nguyên này là địa hình hiểm trở bao gồm các đỉnh núi đá vôi dốc và các hẻm núi sâu với độ cao từ 900 đến 1.800 mét so với mực nước biển.
Còn ở phía Bắc là dãy núi Lam Lang. Đây là lời có địa hình cao nhất của Quảng Tây đó là đỉnh núi Kitten cao 2.142m so với mực nước biển. Về địa mạo của nó cũng khá giống với Cao Nguyên Vân Quý nhưng mặt cấu trúc dãy núi Lam Lang rất phức tạp nó là kết quả của 2 thời kỳ uốn nếp khác nhau kéo dài hàng chục triệu năm.
Lần đầu tiên là ở nửa sau của Kỷ Nguyên Mesozoi, tức là cách đây khoảng 65 triệu năm, nó tạo ra các nếp gấp lớn dọc theo trục Tây Đông và
trong thời kỳ thứ 2, nó tạo ra các nếp gấp theo trục Tây Nam – Đông Bắc và xếp chồng lên các nếp gấp trong thời kỳ đầu tiên. Do vậy vành đai của dãy núi nằm trên một khu vực khá rộng lớn và trải dài khoảng 1.400km. Nhưng nó không rõ ràng do có nhiều dãy núi phụ cắt ngang và nằm vuông góc với trục chính, độ cao của dãy Lam Lang cũng tương đối thấp và hiếm khi vượt quá 1.000 mét so với mực nước biển.
Ở phía Nam và Đông Nam của Quảng Tây là các vùng đất thấp nằm ở độ cao từ 450m so với mực nước biển trở xuống và chiếm khoảng 27% diện tích của khu tự trị. Đồng bằng này chủ yếu là các đồng bằng phù sa và các thung lũng. Nó phân bố chủ yếu dọc theo bờ các con sông lớn và trung bình. Trong đó đồng bằng sông Tây Giang một phụ lưu của Sông Châu Giang là đồng bằng lớn nhất với diện tích 630km2 .
Nhìn chung, Quảng Tây được đặc trưng bởi dạng địa Karts. Đây là hiện tượng phong hóa đặc trưng của những khu vực núi đá vôi bị bào mòn bởi nước. Với các đỉnh núi dốc nhọn, các hang động lớn, hố sụt và suối ngầm nó chiếm 37,8% tổng diện tích của Quảng Tây. Đặc biệt là ở vùng lân cận Quế Lâm, địa hình Karts. Quảng Tây cùng với đỉnh Quý Châu và Vân Nam được công nhận chung là di sản thế giới của UNESCO vào năm 2007.
Đặc điểm địa hình của Quảng Tây cũng thể hiện qua dòng chảy của các con sông. Tại đây có 986 con sông có diện tích lưu vực trên 50km2 và tổng chiều dài là 34.000 km. Nó thuộc về hai hệ thống sông lớn là sông Châu Giang và sông Dương Tử. Hầu hết các con sông đều nghiêng theo địa hình và chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam tạo thành hệ thống sông hình đuôi gai với Châu Giang là con sông chính và diện tích lưu vực của nó chiếm 85,2% tổng diện tích của Quảng Tây. Còn hệ thống sông Dương Tử phân bố ở phía Bắc của Quảng Tây và diện tích lưu vực của nó chiếm 3,5% tổng diện tích của khu tự trị.
Hai hệ thống sông lớn này cũng kết nối với nhau của kênh đào Linh. Đây là con kênh nằm ở gần huyện Hình An và được xây dựng vào năm 215 trước Công Nguyên trong thời đại nhà Tần. Nó được xây dựng trên một tuyến đường thủy để hỗ trợ cho quân đội nhà Tần trong các chiến dịch chống lại nước Nam Việt. Trong thời kỳ nhà Hán, kênh đào là tuyến đường chính để kết nối miền Trung và miền Nam Trung Quốc.
Do nằm ở vĩ độ thấp đường chí tuyến Bắc đi ngang qua trung tâm và phía Nam giáp với đại dương nhiệt đới cho nên Quảng Tây thuộc vùng khí hậu gió mùa cận nhiệt đới. Mùa hè ở đây có thời gian nắng càng kéo dài nhiệt độ cao, lượng mưa nhiều, còn mùa đông có thời gian nắng ngắn hơn, thời tiết khô ráo, ấm áp. Nhiệt độ trung bình hàng năm cũng ở mức 21,1 độ C và lượng mưa trung bình hàng năm cũng dao động từ 1080mm đến 1730mm nên hoạt động sản xuất nông nghiệp có thể diễn ra quanh năm.
Tuy nhiên, các đường khí ấm và ẩm ở phía Tây Nam và khối không khí lạnh suy giảm ở phía Bắc hoạt động luân phiên đã khiến Quảng Tây chịu ảnh hưởng không ít bởi các hiện tượng tự nhiên như hạn hán, mưa lớn kèm gió mạnh, bão nhiệt đới, mưa đá và đôi khi là nhiệt độ xuống dưới mức đóng băng.
Kinh Tế
Quảng Tây là con đường thông ra biển thuận lợi nhất của phía Tây Nam, đồng thời là ngã ba của nền kinh tế bao gồm nền kinh tế dựa vào tài nguyên ở phía Tây Trung Quốc, nền kinh tế thị trường ở phía Đông Nam và là cửa ngõ vào Đông Nam Á. Cho nên kể từ năm 1949, Quảng Tây đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong phát triển kinh tế.
Cùng với hoạt động thương mại thì các đập, kênh và hồ chứa cũng được xây dựng để hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp ở những khu vực khô hạn. Trên thực tế, Quảng Tây đã có thể tự túc được lúa gạo và thậm chí còn dư để gửi bán sang Quảng Đông.
Khu Tự Trị này là nơi có trữ lượng thiếc, Mangan, Indanium nhiều hơn bất cứ tỉnh nào của Trung Quốc. Với 145 loại khoáng sản đã được tìm thấy, 97 loại đã được chứng minh là có nguồn gốc tại nơi đây cho nên Quảng Tây còn được gọi với cái tên quê hương của kim loại mỏng.
Ngoài ra với diện tích rừng bao phủ đến một phần tư lãnh thổ, Quảng Tây còn được biết đến với vị thế là khu vực sản xuất gỗ và lâm sản quan trọng của quốc gia. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2020, GRDP của Khu Tự Trị này lên tới 351,02 tỷ, nhỉnh hơn một chút so với con số 340,82 tỷ USD của Việt Nam trong cùng năm. Nhưng do dân số chỉ bằng một nửa Việt Nam nên GDP bình quân đầu người sẽ cao gấp 2 lần, cụ thể là 7.003 USD. Dù vậy, trong những năm gần đây nền kinh tế của Quảng Tây đã sa sút so với người anh em sinh đôi giàu có là Quảng Đông. Tuy nhiên, Khu Tự Trị này có kế hoạch phát triển thế mạnh riêng của mình. Do không có ngành công nghiệp sản xuất lớn như các tỉnh khác cho nên Quảng Tây đứng thứ tư cả nước với tiết kiệm năng lượng và giúp phát triển hình ảnh xanh của quốc gia.
Cùng với đó là việc sở hữu địa hình Karst ngoạn mục cũng khiến cho khu vực này trở thành một trong những địa điểm du lịch lý tưởng nhất của Trung Quốc.
Nhắc tới du lịch Trung Quốc chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến cái tên Quế Lâm- một điểm được mệnh danh là phong cảnh đệ nhất thiên hạ. Với diện tích gần 28.000km2. Quế Lâm là một thành phố nằm ở phía Đông Bắc Khu Tự Trị dân tộc Choang Quảng Tây, tên thành phố này có nghĩa là rừng quế – một loài thực vật có hoa mọc ở khu vực ven và trong nội thành của thành phố. Nổi tiếng là mảnh đất hai sông bốn hổ, Quế Lâm mang vẻ đẹp quá khứ cổ kính và khung cảnh thiên nhiên ngoạn mục. Nếu như hồ Quế là nơi bạn dừng chân để tận hưởng nếp sinh hoạt của người dân và ngắm nhìn nhật nguyệt song tháp với ánh đèn rực rỡ thì tại dòng Li Giang, bạn sẽ ngay lập tức được chìm đắm trong vẻ đẹp hiền hòa nhưng không thiếu đến mộng mơ của con sông. Khi đứng trên thuyền, bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông với 83km sông chảy của Quế Lâm thì nơi đâu cũng là cảnh non xanh nước biếc, nước in bóng núi. Nhất là vào những ngày có mây có thể nói dòng sông trông giống như một phiên bản đời thực của bức tranh thủy mặc.
Ngay tại dòng Li Giang này bạn có thể ghé qua Vòi Voi. Tên gọi núi Vòi Voi bắt nguồn từ hình dạng khá giống một chú voi đang vươn vòi xuống dòng Ly Giang uống nước. Đặc biệt hơn là đoạn giữa thân và vòi voi tự nhiên này đã tạo thành một khoảng trống mang tên vô cùng thơ mộng là động Thủy Nguyệt.
Nếu như bạn đam mê lịch sử thì cũng có thể ghé qua Tĩnh Giang Vương Thành – điểm du lịch này có tuổi đời tới 650 năm và là một trong số những tòa thành có lịch sử lâu đời nhất Trung Quốc. Đây cũng chính là vùng đất của 14 đời triều vương nhà Minh, Tĩnh Gia Vương Thành do cháu họ của Chu Nguyên Chương dựng nên từ năm 1372, ngay dưới chân núi Đông Tú cũng là ngọn núi chủ của vùng đất này. Tương truyền từ xa xưa nơi đây là điểm hội tụ linh khí đất trời nên vô cùng thiêng liêng.
Quế Lâm không chỉ nổi tiếng với sông dài núi cao hay những di tích lịch sử mà còn sở hữu công viên Thất Tinh với diện tích rộng lớn tọa lạc ngay khu phía Đông dòng sông Li Giang huyền thoại. Là khu vui chơi giải trí lớn nhất tại đây, hàng năm công viên Thất Tinh thu hút đông đảo du khách tới khám phá và thư giãn. Khi đến đây bạn không chỉ được tận mắt ngắm nhìn các thung lũng yên bình bên dãy núi cao hùng vĩ mà còn được tìm hiểu và trải nghiệm hệ động thực vật phong phú cũng nhiều di tích văn hóa giá trị. Công viên khổng lồ này còn có cây cầu hoa nổi tiếng và vườn thú thất tình xịn sò bao gồm hàng trăm loại động vật sinh sống như gấu trúc,voi, lạc đà, khỉ, hổ.
Ngoài ra, ở núi Thất Tinh cũng có mấy chục hang động. Trong đó, động Thạch Nham Thất Tinh là nổi bật nhất. Xưa kia, động nham thạch này còn được gọi là động Tây Hà. Tương truyền rằng từ hơn 1300 năm trước, sư tăng Đàn Thiên đã đến nơi này và ghi lại ba chữ “Tây Hà Động”. Ngoài những địa điểm trên thì núi Mặt Trăng, ruộng bậc thang, Long Tích, cây đại Bồ Đề ước nguyện, sông Ngộ Long, Độc Sáo Trúc và làng chài cổ Hưng Bình cũng là những địa điểm nên ghé thăm khi tới Quế Lâm .
Nếu đã tới Quảng Tây thì bạn cũng nên dành chút thời gian để tới Nam Ninh – thủ phủ Khu Tự Trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thành phố này được thành lập vào năm 1950 để thay thế thủ phủ cũng là thành phố Quế Lâm. Tuy nhiên, lịch sử của thành phố này cũng bắt đầu từ thời nhà Tần cùng thời điểm với Quế lâm. Khi đến đây địa điểm đầu tiên bạn phải ghé qua đó là quảng trường Ngũ Tượng, quảng trường này được xây dựng theo giấc mộng của Tần Thủy Hoàng có tổng cộng 5 chú voi và đài phun nước ngũ tượng, công trình này có ý nghĩa bảo hộ cho Nam Ninh tránh nạn lũ lụt. Ngày nay nó nhanh chóng trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng ở Quảng Tây Trung Quốc.
Tại Nam Ninh cũng có một dòng sông đẹp không kém gì sông Li Giang đó là sông Ung Giang – một trong số những dòng sông được xem là đẹp nhất nhì ở Quảng Tây. Con sông này được xem như bà mẹ của Nam Ninh nó duyên dáng đi ngang qua thành phố như một dải lụa xanh mềm mại, nước sông xanh trong hai bên bờ sông phong cảnh chù phú êm đềm. Đến đây, bạn có thể thuê thuyền để tham quan dòng sông một chuyến du Sơn ngoạn Thủy ở Ung Giang sẽ cho bạn kỷ niệm khó quên.
Ở bên bờ phía Bắc dòng sông Ung Giang ngoằn ngoèo, có một danh lam thắng cảnh nổi tiếng đó là khu du lịch danh làm thắng cảnh Thanh Tú Sơn. Danh thắng này bao gồm những ngọn núi nhấp nhô, rừng cây xanh ngắt, hang động sâu thẳm, vách đá dốc đứng và nước suối trong vắt. Là khu danh thắng nổi tiếng nhất của thành phố Nam Ninh cho nên nó còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như phổi xanh của Thành phố, Ngọc Bích của thành phố xanh, phượng hoàng của dân tộc Choang.
Còn nữa…
T.P