Wednesday, December 25, 2024
Trang chủPháp luật biểnVăn bản pháp lý quốc tếCông ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Công ước
Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the
Sea – UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người chống
đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội
nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với
các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. Công ước Luật
biển là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70%
diện tích bề mặt Trái Đất.

Công ước đã được ký kết năm 1982 để thay thế cho 4
hiệp ước năm 1958 đã hết hạn. UNCLOS có hiệu lực năm 1994, và đến nay, 154 quốc
gia và Cộng đồng châu Âu đã tham gia Công ước này. Hoa Kỳ không tham gia vì
nước này tuyên bố rằng hiệp ước này không có lợi cho kinh tế và an ninh của Mỹ.
Công ước quy định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng
biển, thiết lập các hướng dẫn rõ ràng cho các hoạt động kinh doanh, bảo vệ môi
trường và cải thiện quản lý các tài nguyên thiên nhiên đại dương. Các sự kiện
mà thuật ngữ đề cập trong Công ước là: Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần
1, Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc lần 2, Công ước về Luật biển Liên Hiệp
Quốc lần 3. Công ước này là kết quả của Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc
lần 3 và cũng mang tên gọi Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc.

Trong khi Đại
hội đồng Liên Hiệp Quốc nhận được các công cụ phê chuẩn và gia nhập và Liên
Hiệp Quốc quy định ủng hộ các cuộc họp của các quốc gia là thành viên của Công
ước thì Liên Hiệp Quốc không có vai trò hoạt động trong việc thi hành Công ước này.
Tuy nhiên các tổ chức liên chính phủ tự trị như: Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Ủy
ban Cá voi Quốc tế và Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế được Công ước này thành
lập lại có một vai trò trong việc thực thi Công ước.
RELATED ARTICLES

Tin mới