Sunday, November 17, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu quốc tếCÁC BỘ SỬ CỦA VIỆT NAM VIẾT VỀ CHỦ QUYỀN CỦA...

CÁC BỘ SỬ CỦA VIỆT NAM VIẾT VỀ CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Quần đảo Hoàng Sa  là lãnh thổ của Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay. Sự thật này
đã được ghi lại trong nhiều bộ sách sử của Việt Nam qua các thời kỳ.

Trong bộ sách “Toàn tập Thiên Nam tứ
chỉ lộ đồ thư” được biên soạn từ năm 1630 đến năm 1653, tác giả Đỗ Bá đưa ra tấm
bản đồ địa lý phủ Tư Nghĩa và phủ Thăng Hoa (thuộc tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh
Quảng Nam hiện nay). Hoàng Sa trong bộ sách này được gọi “bãi cát vàng, được mô
tả là ”dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, “đứng dựng ở giữa biển”.

Trong bộ sách “Phủ biên tạp lục”, Nhà bác
học Lê Quý Đôn (1726-1784) ghi chép về quần đảo Hoàng Sa như sau : “Đảo Đại
Trường Sa trước kia có nhiều hải vật, lập đội Hoàng Sa để đi lấy, đi ba ngày
đêm thì đến… các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này
sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến… bãi  cát vàng dài
ước chừng hơn 30 dặm”.

Trong  bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí” do
nhà sử học Phan Huy Chú biên soạn từ năm 1809-1819;  phần “Dư địa chí” về phủ Tư Nghĩa (tức Quảng
Ngãi hiện nay) có đoạn viết rất chi tiết về quần đảo Hoàng Sa và việc triều
đình phong kiến nhà Nguyễn khai thác hải vật quý ở đây như sau : “Tiền vương
lịch triều (tức thời nhà Nguyễn), đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy người thôn An
Vĩnh luân phiên, mỗi năm cứ đến tháng 3, nhận chỉ thị đi làm việc, đem theo
lương thực 6 tháng, đi 5 chiếc thuyền nhỏ, ra khơi ba ngày 3 đêm mới đến đảo
này, ở đó mặc tình tìm lấy, bắt cá mà ăn, lấy được rất nhiều đồ vật quý báu…
cùng lượm lấy khá nhiều hải vật, tháng 8 mới về, vào cửa Eo, về thành Phú
Xuân…”.

Sau các học giả trên, còn có nhiều sách
tiếp tục viết về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Sách
“Đại Nam thực lục tiền
biên”, một bộ sử biên niên được soạn năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), phần “Đại Nam
thực lục chính biên” viết năm Mậu Thân (1848) có ghi rõ : Việc khảo sát Hoàng
Sa được tiến hành từ thời Nguyễn. Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15
(1816), vua ra lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem
xét và đo đạc thủy trình. Sau đó, đến tháng 6 năm Ất Mùi (1835), vua Minh Mạng
cho dựng “thần tử” ở Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi.

Trong “Việt sử cương giám khảo lược” do
Nguyễn thông, Bùi Ước và  Hoàng Duy Tân biên soạn  năm 1876 có ghi về hoạt động của Việt Nam tại
quần đảo Hoàng Sa như sau : “Nước Việt Nam ta ở buổi sơ quốc thường chọn những
người đinh tráng ở hai bộ An Hải và An Vinh mà đặt đội Hoàng Sa”.

Sách “Đại Nam nhất thống chí” được vua
Tự Đức chỉ đạo biên soạn từ năm 1865 nhưng đến năm 1882 mới xong  có nói về Hoàng Sa như sau : “Phía Nam kề
tỉnh Bình Định… phía Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Nam, có ghềnh Sa Thổ làm giới
hạn… Phía Tây Bắc nổi lên một cồn, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 2 thước…
gọi là “Bàn Than Thạch”.

Sách “Quốc triều chính biên toát yếu”,
một bộ quốc sử của triều Nguyễn, được biên soạn năm 1909, có một đoạn nói về
quần đảo Hoàng Sa như sau : “Năm Bính Thân thứ 17 (1836), tháng 12, tàu buôn
Anh Cát Lợi qua bãi Hoàng Sa, bị cạn ghé vào biển Bình Định hơn 90 người. Vua
sai tìm nơi cho ở và cấp tiền gạo”.

Những bộ sách  sử
nói trên là những chứng cứ lịch sử quan trọng, góp phần khẳng định chủ quyền của
Việt Nam
đối với quần đảo Hoàng Sa.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới