Thursday, November 21, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNghiên cứu Việt NamCÁC QUẦN ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG CHƯA BAO GIỜ...

CÁC QUẦN ĐẢO Ở BIỂN ĐÔNG CHƯA BAO GIỜ LÀ LÃNH THỔ TRUNG QUỐC KỲ IV (HẾT)

Kỳ IV

6. Về việc các đảo Nam
Hải được vẽ vào bản đồ Trung Quốc:

Các học giả Trung Quốc dẫn 9 bản đồ  và chia làm hai loại. Một loại là “bản đồ
Minh, Thanh” (tức bản đồ Trung Quốc) có vẽ các đảo Hải Nam. Một loại khác là “bản đồ Minh
Thanh và các nước Phiên thuộc” (tức bản đồ Trung Quốc và các nước trong khu
vực) có vẽ các đảo Nam Hải. Loại thứ nhất, các học giả Trung Quốc và các nước
trong khu vực) có vẽ các đảo Nam Hải.

Loại thứ nhất, các học giả Trung Quốc dẫn 2 bản
đồ gồm Thanh hội phủ, châu, huyện, sảnh
tổng đồ
(1800), nói là trên đó có vẽ “Nam Áo Khí”, “Vạn lý Trường Sa”, “Vạn lý Thạch Đường”, “Thất Dương Châu” và giải
thích 4 địa danh này là các quần đảo “Đông Sa”, “Trung Sa”, “Nam Sa” và “Tây Sa”;Trực tỉnh hải dương tổng đồ trong Dương
phòng tập yếu
(1838) nói là trên đó có vẽ “Vạn Lý Trường Sa” và giải thích từ ngữ đó chỉ chung các đảo Nam
Hải; Quảng Đông dương đồ cũng trong Dương
phòng tập yếu
, nói là trên đó vẽ “Cửu
Nhũ Loa Châu”
và giải thích đó là quần đảo Tây Sa”.

Loại thứ 2, tác giả dẫn 10 bản đồ bao gồm Trịnh Hoà hàng hải đồ (1433); Vũ bị bí thư
địa lợi phụ đồ (1637); Đại Thanh Trung ngoại thiên hạ toàn đồ (1709), Thanh
trực tỉnh phân đồ (1724), Hoàng Thanh các trực tỉnh phân đồ (1755); Đại Thanh
vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ (1767); Đại Thanh vạn niên nhất thống toàn
đồ (sau 1767); Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ (1810); Cổ Kim dư
địa toàn đồ (1895)
và  nói rằng các
đảo Nam Hải đã được vẽ vào các bản đồ này.[1]

Đối với loại bản đồ thứ nhất, người ta có thể đặt
câu hỏi là liệu Thanh hội, phủ, châu,
huyện, sảnh tổng đồ
có vẽ các địa danh mà các học giả Trung Quốc đề cập hay
không, vì những bản đồ có tiêu đề tương tự mà người ta thấy như Hoàng triều phủ, sảnh, châu, huyện toàn đồ
(1856), Hoàng triều trực tỉnh, phủ, sảnh,
châu, huyện toàn đồ
(1862) không thấy vẽ các địa danh nói trên. Dù bản đồ
học giả Trung Quốc nói đến có vẻ các địa danh đó đi nữa cũng không có giá trị
chứng minh chủ quyền. Bởi bản đồ này do học giả (Hiểu Phong) vẽ. Theo Luật pháp
quốc tế, bản đồ nếu không được đính kèm theo một văn bản pháp lý sẽ không có
giá trị chứng minh chủ quyền.[2] Đó
là chưa kể các địa danh người trung Quốc xưa dùng để chỉ các quần đảo ở Biển
Nam Trung Hoa đã bị giải thích một cách tuỳ tiện. Bãi ngầm lớn nằm giữa biển
Nam Trung Hoa, Phương Tây gọi là Macclessfield
Bank
còn nằm sâu dưới mặt nước vài chục mét được giải thích là một “quần
đảo” và gán cho nó cái tên “Vạn Lý Trường Sa”. “Thất Châu Dương” là vùng biển
kế cận đảo Hải Nam về phía
Đông Nam
lại giải thích là “quần đảo Tây Sa”…

“Vạn lý
Trường Sa
” trên “Trực tỉnh hải dương
tổng đồ”
(Dương phòng tập yếu)
cũng không thể giải thích là “lãnh thổ” Trung Quốc. Vì trên bản đồ này, ngoài “Vạn Lý Trường Sa” còn vẽ các nơi khác
nhau như “Vùng đất Hà Lan, Hồng Mao (Anh)
đến buôn bán
” (đảo Boóc-nê-ô ngày nay), “Tiểu Lưu Cầu”, “Đại Lưu Cầu” (nay
là quần đảo Ryu-kyu của Nhật Bản), “Đối Mã” (nay là đảo Tsuma của Nhật Bản).
Nếu “Vạn Lý Trường Sa” được giải
thích là “lãnh thổ Trung Quốc” thì các vùng đất khác đề cập ở trên có là “lãnh
thổ” Trung Quốc không?

“Cửu Nhũ Loa Châu” trên Quảng Đông dương đồ (Dương phòng tập yếu) thì đã rõ. Trên bản đồ
này, ký hiệu “Cửu Nhũ Loa Châu”  được vẽ
là hình núi cao (3 chóp nón) như ký hiệu “Lê Đầu Sơn”, “Nam Bành” cạnh đó mà
hai nơi này người ta đã tìm thấy trên bản đồ phòng thủ biển trong Quảng Đông thông chí của Nguyễn Nguyên
(1822) là những đảo ven bờ.

Đối với bản đồ thuộc loại thứ 2 cũng đã rõ. Trên
một bản đồ vẽ cả Trung Quốc và các nước trong khu vực mà học giả Trung Quốc gọi
là “Bản đồ Minh Thanh và các nước Phiên thuộc” thì lấy gì làm chuẩn để phân
biệt đâu là lãnh thổ Trung Quốc, đâu không thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nếu “Các
đảo Nam Hải” vẽ trên bản đồ đó là “lãnh thổ” Trung Quốc thì các nước trong khu
vực có là “lãnh thổ” Trung Quốc không? Biết rằng, các quần đảo ở biển Nam Trung
Hoa đã được các học giả Trung Quốc thời xưa gọi là “Trường Sa”, “Thạch Đường”
và vẽ trên các bản đồ khu vực Đông Nam Á mang tiêu đề Đông Nam Hải dư đồ hay Đông
Nam Dương các quốc duyên cách đồ
”.[3]

Điều không khỏi ngạc nhiên là có hàng loạt sách
địa chí và bản đồ Trung Quốc, kế cả của quốc gia (nhà nước biên soạn) và thông
thường (học giả biên soạn) lại không thấy các học giả Trung Quốc viện dẫn để
chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo ở biển Nam Trung Hoa.

Đơn giản là bởi các sách địa chí và bản đồ đó đều
chép hoặc vẽ phần cực Nam
lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam,
chứ không bao gồm bất kỳ quần đảo nào ở biển Nam Trung Hoa.

Sách địa chí chính thức có Nguyên phong cửu vực chí (Tống), Đại Nguyên nhất thống chí (1294), Đại Minh nhất thống chí (1461), Đại
Thanh nhất thống chí
(1842). Bản đồ chính thức có Hoàng dư toàn lãm đồ (Hoàng Thanh nội phủ địa đồ) (1761), Hoàng dư toàn
đồ (trong Khâm định Đại Thanh hội điển đồ) (1894).

Sách địa chí thông thường (do học giả soạn)
thường được nói đến là Thái bình hoàn vũ
của Nhạc sử, Dư địa kỷ thắng của Vương Tượng Chi đời Tống, Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư của Cố
Viên Vũ, Độc sử phương dư kỷ yếu của
Cố Tổ Vũ đời Thanh.

Bản đồ thông thường có Vũ tích đồ, Hoa Di đồ, bản đồ Trung Quốc đời Tống khắc đá năm 1137
(phụ lục II) (Bảo tàng Tây An, Thiên Tây), Địa
lý đồ
bản đồ Trung Quốc đời Tống, khắc đá năm 1247 (Tô Châu, Giang Tô)[4], Dư địa đồ của Chu Tư Bản đời Nguyên,
trong Quảng dư đồ của La Hồng Tiên,
(đời Minh), Nguyên lộ, phủ, châu, huyện
đồ
trong Kim cổ dư địa đồ của Ngô
Quốc Phụ (1638), Hoàng Minh đại thống
nhất Tổng đồ
trong Hoàng Minh chức
phương địa đồ
của Trần Tổ Thụ (1628-1634), Hoàng triều phủ, sảnh, châu, huyện toàn đồ của Trình Tổ Khánh (1856),Đại Thanh trực tỉnh toàn đồ (khuyết danh) (1862), Hoàng Triều nhất thống dư địa toàn đồ (khuyết danh) (1894), Hoàng Triều trực tỉnh đồ (1905, tái bản
1910), Đại Thanh đế quốc toàn đồ
(1905, tái bản 1910).

Trong đó bản đồ năm 1894 ghi rõ “Cực Nam” lãnh thổ Trung Quốc là “Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông, điểm
Bắc Cực 18 độ 13 phút”.

Sự thật là như vậy. Một vùng đất mà không được
chép trong sách địa chí và cũng không được thể hiện trên bản đồ từ đời Tống
(960-1279) đến đời Thanh (1616-1911), kể cả chính thức và không chính thức, sao
có thể là “lãnh thổ” Trung Quốc?

Các quần đảo ở biển Đông (Nam Trung Hoa) không
được phép trong sách địa chí và thể hiện trên bản đồ Trung Quốc, nguyên do cũng
dễ hiểu. Bởi như phần trên đã đề cập, các triều đại Phong kiến Trung Quốc, cho
đến trước năm 1909 không có bất kỳ đòi hỏi nào về chủ quyền đối với các đảo Nam
Hải và không có bất kỳ hành động nào nhằm thể hiện quyền lực của mình đối với
các quần đảo này.

Theo luật pháp Quốc tế, để có một bộ phận lãnh thổ được coi là thuộc một quốc gia nào đó, điều
kiện pháp lý cần thiết là lãnh thổ đó phải được đặt dưới chủ quyền quốc gia đó
và giới hạn về lãnh thổ cần được xác định bằng việc mà quyền lực của Nhà nước
được thực hiện trong giới hạn đó.[5]

Thật vậy, cho đến khi Trung Quốc đưa ra yêu sách
đối với các quần đảo ở Biển Nam Trung Hoa vào nửa đầu thế kỷ XX các quần đảo
này chưa bao giờ được đặt dưới chủ quyền của Trung Quốc và quyền lực của Nhà
nước Trung Quốc chưa bao giờ được thực hiện trên các quần đảo này.

Song vì sao, ngày nay Trung Quốc khăng khăng nói
rằng các quần đảo ở biển Đông (Nam Trung Hoa) là lãnh thổ từ ngàn xưa? Vấn đề
là ở chỗ các học giả Trung Quốc đã đưa ra những thông tin sai lạc như được đề
cập trong bài viết này. Những thông tin sai lạc đó, trên thực tế đã là cho dư
luận trong và ngoài Trung Quốc hiểu sai về vấn đề chủ quyền của Trung Quốc đối
với các quần đảo ở biển Đông. Nếu như người Trung Quốc hiểu rõ về lịch sử và biết
rằng chỉ từ nửa đầu thế kỷ XX, nhà chức trách Trung Quốc mới đưa ra yêu sách về
lãnh thổ đối với các quần đảo ở vùng biển này thì cách xử sự của họ có thể sẽ
khác đi.

Hy vọng rằng sự thật về những tài liệu lịch sử
của Trung Quốc liên quan đến biển Đông trong bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu
rõ hơn về thực chất của những chứng cứ lịch sử mà các học giả Trung Quốc cố giải
thích sai lạc đi để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo ở
biển Đông (Nam Trung Hoa).

Hết.



[1] Hàn Chấn Hoa, sách đã dẫn,
trang 8-9, 84-89

[2] Max Huber, Sentence
artritrate rendue la 4 avril 1928, par Max Huber, entre les Etats-Unis et les
Pays-Bas, dans le litige relatif a la souveraineté sur l’ile de
Palmas-RGDIP-Tome IX, 1935, trang 181.

[3] Trong Quảng Dư đồ (1562), Cổ kim đồ thư biên (1585) Vũ bị chí (1628), Hoàng Minh chức phương địa đồ (1635), Địa đồ tổng yếu (1643) Độc
phương dư kỷ yếu
(1678), Hải quốc đồ
chí
(1842), Dương phòng tập yếu (1847).

[4] Vương
Dung, Trung Quốc địa lý sử cương, Bắc
Kinh, 1958, phần bản đồ.

[5] Max Huber,
tài liệu đã dẫn, trang 163, 164.

 

 

RELATED ARTICLES

2 COMMENTS

Comments are closed.

Tin mới