Saturday, July 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 2010 - SÀN DIỄN CỦA NHỮNG CĂNG THẲNG QUÂN...

ĐỐI THOẠI SHANGRI-LA 2010 – SÀN DIỄN CỦA NHỮNG CĂNG THẲNG QUÂN SỰ TRUNG – MỸ

Bình luận về hội nghị
Đối thoại Shangri-La 2010 khai mạc cuối tuần qua tại Singapore, tờ “Bưu điện
Hoa Nam buổi sáng” cho rằng những căng thẳng quân sự Mỹ-Trung đã sớm được bộc lộ
với các thách thức khá trực tiếp.

Sau bài phát triển mạnh
mẽ của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates bảo vệ việc bán vũ khí cho Đài Loan
và chỉ trích Bắc Kinh phá vỡ các quan hệ quân sự song phương, phía Trung Quốc
đã đáp trả không kém khi Thiếu tướng Châu Thành Hổ, Giám đốc Viện Nghiên cứu
chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng quốc gia Trung Quốc, thẳng thừng cảnh báo
“Phía Mỹ các ông đang xem Trung Quốc như kẻ thù”. Còn ông Gates cho rằng những
thương vụ vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan dựa trên “tiền lệ đã có từ lâu và niềm tin
lâu dài (của Mỹ) rằng một giải pháp hòa bình và không ép buộc cho vấn đề Đài
Loan là một lợi ích quốc gia vững chắc đồng thời có tính sống còn cho an ninh
chung của châu Á”. Châu Thành Hổ đáp lại: “Kiểu bán vũ khí như vậy đã gửi đến
Trung Quốc thông điệp sau: trong khi Trung Quốc đang coi Mỹ như đối tác và
bằng hữu thì phía Mỹ các ông đang xem Trung Quốc như kẻ thù”. Theo Châu Thành
Hổ, phần lớn người Trung Quốc tin rằng “mục đích duy nhất” của các thương vụ
vũ khí là ngăn cản sự tái thống nhất Trung Quốc.

Trao đổi gay gắt đó là
một phần trong một loạt tuyên bố tại Đối thoại Shangri-La 2010 mang tính kết
tinh của nhiều vấn đề đang làm u ám quan hệ quân sự Mỹ-Trung. Trong khi hai bên
đều nói rằng mong mỏi một quan hệ quân sự toàn diện và sâu sắc, những bất đồng
cũng được miêu tả rõ nét. Một minh họa khác, trưởng đoàn Quân Giải phóng Nhân
dân Trung Quốc (PLA) là Phó Tổng tham mưu trưởng Mã Hiểu Thiên tuyên bố các
thương vụ vũ khí cùng những hoạt động do thám của Mỹ ở biển Nam Hoa (Biển Đông)
và biển Hoa Đông là những trở ngại cho việc nối lại quan hệ. Throng khi đó, ông
Gates nói rõ là Oasinhtơn sẽ không lay chuyển về những vấn đề như vậy và bày tỏ
quan ngại sâu sắc của Mỹ về Biển Đông.

Mã Hiểu Thiên cảnh báo
rằng các quan hệ quân sự Trung-Mỹ bị “kẹt trong một chu kỳ đình trệ và phát
triển”. Phó Tổng tham mưu trưởng PLA tuyên bố: “Hai bên hy vọng qua những nỗ
lực chung, chúng ta có thể phá vỡ được chu kỳ này. Đáng tiếc là những nỗ lực
đều chưa hiệu quả… Nhảy tango phải có hai người”. Mã Hiểu Thiên cũng lặp lại lo
ngại về những liên minh từ thời Chiến tranh Lạnh, kêu gọi các quan hệ cân bằng
hơn, tin tưởng hơn trong khu vực. Đây lại là một khác biệt lớn nữa so với cách
tiếp cận truyền thống của Oasinhtơn.

Vụ chìm tàu hải quân
Cheonan của Hàn Quốc cũng làm dấy lên tranh luận. Throng khi Gates nói rằng khu
vực chia sẻ nhiệm vụ giải quyết “những khiêu khích nguy hiểm”, cảnh báo rằng
không hành động sẽ bị coi là một thất bại trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định
thì Châu Thành Hổ đặt câu hỏi ngược lại về sự khác biệt trong phản ứng của Mỹ
khi “mạnh mẽ” với vụ chìm tàu Cheonan song lại thận trọng với vụ Ixraen tấn
công một tàu cứu trợ nhân đạo hồi tuần trước.

Những mong đợi lạc quan
về hâm nóng quan hệ quân sự Mỹ-Trung tại Đối thoại Shangri-La sau cuộc gặp cấp
cao cách đây nửa tháng giữa Mã Hiểu Thiên và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương
của Mỹ, Robert Willard đã tan biến. Một quan chức Mỹ nhận xét với “Bưu điện Hoa
Nam
buổi sáng”: “Trung Quốc biết chúng tôi muốn mọi chuyện trở lại cân bằng nhưng
điều đó không xảy ra, bất chấp các nỗ lực”.

Không chỉ vậy, tại Đối
thoại Shangri-La năm nay, Trung Quốc cũng cố tình “khép mình”, tổ chức ít cuộc
gặp song phương hơn bình thường và tránh những buổi họp báo.

RELATED ARTICLES

Tin mới