Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiÝ NGHĨA CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ ĐỐT MYANMAR...

Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG ỐNG DẪN DẦU, KHÍ ĐỐT MYANMAR – TRUNG QUỐC

Theo báo “Nikkei”, công
trình xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt từ Myanmar đến Trung Quốc đã bắt đầu
khởi công. Nếu hoàn thành, đây sẽ là nguồn thu ngoại tệ quan trọng đối với
chính quyền quân sự đang bị Mỹ và châu Âu trừng phạt kinh tế, còn đối với Trung
Quốc, đường ống này có ý nghĩa chiến lược to lớn. Như vậy, sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa hai nước sẽ ngày càng sâu sắc.

Trong cuộc hội đàm với
Thủ tướng Myanmar Thein Sein tại thủ đô Nây Pi Đô ngày 3/6, Thủ tướng Trung
Quốc Ôn Gia Bảo đã nhấn mạnh: “Quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar đang ở vào thời điểm xuất
phát mới mang tính lịch sử và có một tương lai tương sáng”. Cùng ngày, công
trình xây dựng đường ống trên đã được khởi công tại Kyaukpyu, bang Rakhine.
Công trình này gồm hai đường ống dẫn khí đốt và dầu từ Kyaukpyu đến Côn Minh,
tỉnh Vân Nam,
Trung Quốc. Tổng chiều dài đường ống khoảng 900 km. Theo Tập đoàn dầu khí
Trung Quốc (CNPC), một công ty con trong tập đoàn này chịu trách nhiệm từ khâu
thiết kế đến thi công, vân hành và mở rộng tuyến đường ống. CNPC gần như hoàn
toàn điều hành tuyến đường ống này.

Khi đi vào hoạt động,
tuyến đường ống này sẽ vận chuyển 22 triệu tấn dầu thô và 1,2 triệu m3
khí/năm, tương đương hơn 10% lượng dầu nhập khẩu và gấp 1,5 lần lượng khí nhập
khẩu của Trung Quốc năm 2009. Bộ Thương mại Trung Quốc dự tính việc cung cấp
khí đốt từ Myanmar
sẽ bắt đầu từ năm 2011. Tình hình ngoại tệ của Myanmar đang rất tồi tệ. Tỷ giá quy
định chính thức so với tỷ giá thực tế trên “thị trường đen” giữa đồng Kyat của Myanmar
và đồng USD chỉ bằng 1/200. Các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu
nhằm đòi trả tự do cho thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi – đang bị quản thúc
tại gia và thực hiện dân chủ hóa – đã tác động nặng nề đối với Myanmar.

Mặc dù vậy, chính quyền
quân sự Myanmar
vẫn không từ bỏ quan điểm cứng rắn, không cho bà Aung San Suu Kyi tham gia cuộc
tổng tuyển cử trong năm nay. Một trong những nguyên nhân là do quan hệ với nước
láng giềng Trung Quốc được tăng cường và đối với Myanmar, nguồn thu từ dầu mỏ và khí
đốt xuất khẩu sang Trung Quốc là nguồn ngoại tệ lớn và ổn định. Chính quyền
quân sự Myanmar cũng trông
cậy vào Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao, như việc ngăn cản
thông qua nghị quyết lên án Myanmar
tại Hội đồng Bản an Liên hợp quốc.

Ngược lại, tuyến đường
ống trên có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh năng
lượng. Hiện hơn 70% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Eo biển Malacca.
Trong trường hợp có biến động, khả năng Mỹ phong tỏa tuyến đường biển này là
mối đe dọa đối với Trung Quốc. Do đó, có nhiều ý kiến cho rằng quân đội Trung
Quốc còn mong muốn xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu tới Trung Quốc mà không
cần qua Eo biển Malacca hơn là CNPC.

Về quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau sâu sắc giữa Trung Quốc và Myanmar, nếu xét đến sức mạnh quốc gia, thì
Myanmar trên thực tế sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. Tại Ấn Độ và
Mỹ, ngày càng xuất hiện nhiều lời cảnh cáo về việc Trung Quốc tăng cường ảnh
hưởng ở khu vực. Ngoài ra, một vấn đề quan trọng khác đã nổi lên. Có ý kiến
nghi ngờ chính quyền quân sự Myanmar
đang tiến hành phát triển vũ khí hạt nhân thông qua hợp tác với Bắc Triều Tiên.
Nếu đây là sự thật, chính quyền quân sự Myanmar có thể áp dụng “chiến lược bên
miệng hố chiến tranh” để tồn tại và thách thức lại áp lực của Mỹ và châu Âu.
Theo báo “Nikkei”, thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề này là một câu hỏi
lớn.

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới