Saturday, April 20, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTường trình từ Hoàng Sa - Kỳ VII

Tường trình từ Hoàng Sa – Kỳ VII

altKỳ 1 (đường dẫn)
Kỳ 2 (đường dẫn)
Kỳ 3 (đường dẫn)
Kỳ 4 (đường dẫn)
Kỳ 5 (đường dẫn) 
Kỳ 6 (đường dẫn)

Tựa vào nhau để sống với Hoàng Sa

– Sợi dây đất liền với biển đảo Hoàng Sa được kết
nối bằng ý chí can trường của những con dân đất Việt. Vẫn biết rằng, những đứa
con của biển vẫn không hề đơn độc giữa đại dương mênh mông nhưng những ngày sống
nơi vùng biển Hoàng Sa trên những con tàu nhỏ bé đối mặt hàng ngày với những hiểm
nguy của tàu tuần tra Trung Quốc, tôi mới cảm nhận sự đơn độc của ngư
dân nơi vùng biển này là có thật.

Giữa sóng gió trùng khơi, giữa bủa
vây của kẻ bạo tàn với tàu to súng lớn, họ đã biết đoàn kết một lòng để bảo vệ
nhau trong cơn hoạn nạn…

Chỉ hai bàn tay trắng

Tôi vẫn còn nhớ như in khi
cùng ngồi với thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn vào sau cái đêm anh cùng 12 ngư
dân trên tàu trên đường ra Hoàng Sa nghe tiếng kêu cứu của tàu mang số hiệu
Qng-96516 do anh Dương Thanh Phú làm thuyền trưởng bị tàu lạ bất ngờ đâm chìm
nơi vùng biển đảo Hoàng Sa giữa khuya hôm ngày 9/3.

Anh kể lại rằng lúc đó chỉ nghe
tiếng kêu cứu giữa đêm đen là quay tàu lại cùng anh em lao vào hiểm nguy, giữa
sóng to gió lớn để cứu 17 thuyền viên đang chới với giữa biển, khi tàu bắt đầu
chìm.

alt
Những “chiến
binh” của biển giữa Hoàng Sa

Cứu
được 17 thuyền viên lên tàu an toàn, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn sẵn sàng bỏ chuyến
đánh bắt để đưa những người bị nạn vào bờ mà không hề toan tính thiệt hơn. Hôm
tôi gặp anh giữa biển Hoàng Sa, vẫn nét mặt rạng ngời, thoáng chút âu lo về số
nợ vay mượn cho chuyến đi biển trước chưa trả được, cộng với hệ thống máy liên
lạc ICOM bị hư hỏng nặng không sửa chữa được.

Anh
kể: “Anh em tụi tui ra biển chỉ có hai bàn tay trắng với chiếc tàu. Sóng to gió
lớn thì không ngại, nhưng chỉ ngại những tàu tuần tra Trung Quốc cậy tàu to, lại
trang bị súng ống ăn hiếp mà thôi…”.

Đưa
tay chỉ dàn máy ICOM bị hư hỏng không sửa chữa được, anh kể vẫn kiên quyết
ra khơi với hy vọng chuyến đi biển này gặp may để trả nợ và mua lại dàn máy
ICOM để còn liên lạc với đất liền khi gặp sự cố.

alt
…”Chúng tôi chỉ có
hai bàn tay trắng…”

 Ngay
thuyền viên Nguyễn Đức Danh, làm việc trên tàu đánh bắt Qng-95821 của anh
Nguyễn Thanh Tuấn làm thuyền trưởng, mới 20 tuổi đầu nhưng đã có thâm niên hơn
4 năm bám biển Hoàng Sa. Danh nói chuyện cùng tôi trong buổi chiều tắt nắng nơi
đảo Bom Bay khi đang chuẩn bị đồ nghề để lặn
xuống lòng biển vào ban đêm.

Danh
bảo: “Có ra và sống ở Hoàng Sa mới hiểu được thế nào là gian khổ. Tụi em chỉ
có hai bàn tay trắng, quanh mình là biển mênh mông. Nhiều khi gặp tàu tuần tra
rượt đuổi không biết gọi ai để giúp. Mà ngoài biển cả mênh mông này, tàu Trung
Quốc to đùng, lại trang bị súng ống, chỉ có con đường là chạy trốn. Làm sao
đương đầu nổi…
”.

Tôi
hỏi Danh có sợ không, Danh cười bảo: “Mình tàu nhỏ, chỉ với hai tay trắng tất
nhiên là sợ khi đối mặt mình bị thiệt. Nhưng nếu mình có tàu to như nó thì chẳng
sợ. Mà nếu đã sợ tàu to thì tụi em làm răng dám ra vùng biển này
”.

alt
… Nhưng Hoàng Sa luôn trong trái tim chúng tôi!

Trong suốt cuộc trò chuyện, lúc
nào Danh cùng những người bạn tàu tuổi mới vừa đôi mươi đều khát khao, mơ ước
có được con tàu to, có được sự giúp đỡ, bảo vệ của lực lượng chức năng nước
mình để đương đầu với thế lực hung bạo, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Danh xoè hai bàn tay bảo: “Tụi em
chỉ có hai bàn tay trắng vẫn bám vùng biển Hoàng Sa để mưu sinh. Nhưng trong
trái tim của những ngư dân trẻ như em, biển đảo Hoàng Sa luôn luôn trong trái
tim mình…”.

 Với chủ tàu Qng-90078-TS
kiêm thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang, cứ tưởng anh bán tàu lên bờ, bởi anh đã
4 lần bị Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp máy móc. 

Chỉ tính riêng trong năm 2009,
anh đã 2 lần bị bắt giữ, bị thu giữ máy móc tại đảo Phú Lâm và đảo Cẩu thuộc
quần đảo Hoàng Sa khi chạy vào tránh bão. Cứ sau mỗi lần trắng tay trở về anh lại
vay mượn để mua sắm máy móc và tiếp tục ra Hoàng Sa để bám biển. 

Anh là một trong hàng trăm ngư
dân và chủ tàu ở vùng biển Quảng Ngãi này vẫn kiên cường đương đầu với những hiểm
nguy và những thế lực hung bạo ngoài biển Hoàng Sa để mưu sinh mà không hề biết
run sợ.

alt
Những chiếc tàu nhỏ của ngư dân vẫn đương đầu
với thế lực
hung bạo ngoài biển Hoàng Sa

Hỏi
điều gì đã khiến các anh dám đánh cược mạng sống và tài sản của mình nơi vùng
biển đầy hiểm nguy này, những thuyền trưởng Nguyễn Thanh Quang, Nguyễn Thanh Tuấn,
Tiêu Viết Hồng…đều khẳng định:

”Đó
là ý chí và dòng máu được hun đúc và truyền lại bao đời nay từ cha ông vượt đại
dương ra chinh phục Hoàng Sa. Vùng biển đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đã thấm
không biết bao nhiêu mồ hôi, máu của các bậc tiền nhân khai phá. Lẽ nào vì thế
lực hung bạo, vì những hiểm nguy mà bỏ biển…”.

 “Bỏ
biển để cầu an cho riêng bản thân mình là có tội với cha ông. Chúng tôi không
bao giờ rời Hoàng Sa, sẵn sàng đối mặt với bao hiểm nguy để bám biển. Không phải
đời chúng tôi, mà đến đời con cháu chúng tôi cũng sẽ tiếp tục ra Hoàng Sa…
”,
thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định như vậy.

Còn
lão kình ngư Tiêu Viết Hồng, chủ tàu Qng-55111-TS, thì khẳng định: “Cho
dù có bão giông, đầy rẫy những hiểm nguy chực chờ nhưng với chúng tôi, Hoàng Sa
là máu thịt, là đất thiêng của Tổ quốc đã cho chúng tôi cuộc sống cơm áo từ bao
đời nay. 

Dẫu bây giờ vùng đất thiêng ấy đang nằm trong tay ngoại bang nhưng
chúng tôi tin một ngày nào đó không xa, vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
sẽ lại trở về…”.

alt
Thuyền trưởng Tiêu Viết Hồng, một trong hàng nghìn
“chiến binh” của biển Hoàng Sa

Niềm
tin mãnh liệt ấy đã được chắp cánh và kết tinh từ khí thiêng của cha ông mấy
trăm năm trước truyền lại. Đã suốt hơn 30 năm qua từ sau ngày giải phóng, những
lớp con dân đất Việt vẫn nối gót cha ông ra vùng biển đảo Hoàng Sa để mưu sinh.

Những
trận cuồn phong, bão tố, những chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc thường xuyên
đe doạ tính mạng họ, nhưng tất cả con dân đất Việt đều không chùn bước. Họ sẵn
sàng đối mặt để tồn tại trên mặt biển mênh mông Hoàng Sa.

Để
tồn tại, đối mặt với bao hiểm nguy giữa trùng dương, những đứa con của biển đã
tựa lưng vào nhau những lúc khó khăn nhất. Có nhiều chuyện cảm động cứu người
giữa biển khơi khi gặp nạn như câu chuyện cứu 17 ngư dân thoát chết trong gang
tấc của thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn. 

Trong
chuyến ra Hoàng Sa trở về, tôi theo tàu anh Tiêu Viết Hồng. Đang ngồi trên buồng
lái miên man bao câu chuyện biển trời, bất ngờ anh Hồng đưa tay chỉ về phía xa
và gọi anh em trên tàu: “Xem phía xa hình như có một chiếc thúng bị
trôi. Xem kỹ có phải người bị trôi hay không? Nếu có người thì phải quay tàu lại
cứu họ…

alt
Những ngư dân biết tựa lưng vào nhau
những lúc khó khăn
để vượt qua hiểm nguy
giữa biển Hoàng Sa

Lo
cho mình, cho bạn tàu miếng cơm manh áo và sự bình yên trở về nhưng những thuyền
trưởng hay bất kỳ ngư dân nào như anh Hồng, anh Tuấn, anh Quang đều biết quan
tâm và bảo bọc nhau trong những lúc khó khăn nhất.

 “Chỉ
có tình yêu thương, tình đoàn kết, nghĩa đồng bào ruột thịt mới giúp chúng tôi
vượt qua những lúc nguy hiểm nhất giữa trùng khơi. Bởi ngoài Hoàng Sa suốt mấy
chục năm nay chỉ có bà con ngư dân bám biển mưu sinh, chúng tôi còn
biết dựa vào đâu nếu không đoàn kết một lòng…
“, thuyền trưởng
Nguyễn Thanh Tuấn tâm sự. 

Vũ Trung (còn tiếp)

 

RELATED ARTICLES

Tin mới