Wednesday, December 25, 2024

SỰ SỐNG TRONG LÒNG ĐẠI DƯƠNG

Hãy tưởng tượng chúng ta đang trong không gian, từ khoảng cách của mặt trăng, nhìn lại trái đất. Trái đất sẽ trông như thế nào? Giống như nhiều nhà du hành vũ trụ, có vẻ như đầu tiên chúng ta sẽ nhận thấy rằng trái đất có màu xanh. Lý do trái đất trông giống màu xanh chính là các đại dương – nước chiếm khoảng 70% bề mặt của trái đất.

Các đại dương là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại của sự sống trên trái đất. 97% của tất cả các nguồn nước trên trái đất và 99% không gian sinh sống trên hành tinh này, là trong đại dương.

 

Bầu khí quyền mà chúng ta hít thở, và qua đó kiểm soát thời tiết và khí hậu, được kết nối mật thiết với các đại dương – một nửa lượng oxy được tạo ra trong đại dương và các đại dương cũng đảm trách việc hấp thụ khoảng 50% khí CO2 mà con người thải ra vào bầu khí quyển do tiêu thụ các loại nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng.

Nếu chúng ta xem xét kỹ hơn, chúng ta sẽ thấy rằng màu sắc của đại dương thực sự được tô vẽ trong một bảng màu của màu xanh da trời và màu xanh lá cây. Ảnh hưởng quan trọng nhất của các biến thể của nó trong màu sắc này là do các loại tảo biển trôi trên bề mặt đại dương. Các loại thực vật phù du thuộc về đại dương, cũng giống như các loại cây, cỏ sống trên đất – là nền tảng sinh học của cuộc sống, do khả năng của chúng trong việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành các chất hữu cơ. Thực vật phù du là những sinh vật đơn bào có chứa chất diệp lục cho phép chúng tiến hành quá trình quang hợp. Thực vật phù du, cùng với vi khuẩn, được xếp ở nấc dưới cùng của bậc thang phân loại thức ăn trong đại dương. Các loại vi khuẩn và virút ăn bám trên thực vật phù du, sau đó lại chuyển các chất dinh dưỡng của chúng ra biển như là một phần của vòng lặp vi sinh vật rất quan trọng. Đồng thời, các loại động vật nhỏ ăn thực vật phù du, sau đó chúng lại trở thành mồi cho các loại cá hoặc động vật giáp xác nhỏ, mà các loại này lại bị ăn bởi các loại cá lớn hơn, cá voi, chim cánh cụt, hoặc các loại khác có thể bơi ở vùng nước mặn của đại dương. Nếu không có thực vật phù du, động vật lớn nhất thế giới như cá voi xanh sẽ không thể tồn tại.

Nếu chúng ta nhìn gần hơn một chút nữa, chúng ta sẽ thấy đường bờ biển, ranh giới không đều giữa đất liền và biển. Có khoảng 620.000 km (tương đương với khoảng 372.000 dặm) bờ biển. Hơn một phần ba tổng dân số thế giới, tức gần 2,4 tỷ người, sống trong phạm vi 100 km (tương đương 60 dặm) của một bờ biển đại dương, một thực tế được nhấn mạnh bởi thảm họa sóng thần tàn phá ở Ấn Độ Dương năm 2004. Rất nhiều người có thói quen quan sát đại dương từ bãi biển, chứ không phải từ không gian. Do dân số thế giới gia tăng và ngày càng có nhiều người sống gần hơn với đại dương, nên tác động của con người đối với các đại dương, đặc biệt là vùng ven biển, cũng đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc gia tăng dân số và nhu cầu của họ đối với nhà cửa, chỗ ở và thức ăn dẫn đến sự suy giảm của các loài thủy sản dưới đại dương, suy giảm chất lượng nước, làm chết các rặng san hô và gây xói mòn bãi biển. Các đại dương cũng quan trọng đối với nền kinh tế thế giới thông qua vận tải biển, tài nguyên khoáng sản và du lịch.

Đây là bức ảnh được chụp vệ tinh Terra về sự tàn phá do sóng thần gây ra dọc theo bờ biển miền bắc Sumatra ở Indonesia. Thảm thực vật đầy màu xanh lá cây với đường màu nâu dọc theo bờ biển, chính là nơi sóng thần đánh vào. Vụ sóng thần xảy ra vào tháng 12/2004 đã tràn ngập các khu vực thấp của tỉnh Aceh với nước biển đã kéo thảm thực vật, cấu trúc nhân tạo và sự sống theo sức mạnh của nó. Với sự tàn phá, sóng thần đã để lại một khu vực ven biển trơ trọi. Các khu vực này xuất hiện như là các cạnh màu nâu dọc theo bờ biển.

Lý do mà Cục Quản trị hàng không và không gian quốc gia Hoa Kỳ (NASA) nghiên cứu các đại dương từ không gian là vì chúng ta có thể trông thấy gần như tất cả các đại dương trên thế giới từ không gian và có được một sự hiểu biết toàn cầu về các vấn đề và tiến trình của đại dương. Nếu chúng ta bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn các đại dương vì cuộc sống và sức khỏe của chúng ta và vì lợi ích của các thế hệ tương lai, chúng ta phải sử dụng cách nhìn từ không gian và quan sát ở mức độ gần nhất có thể được các lực lượng năng động mà có thể khuấy động màu sắc của đại dương./.

RELATED ARTICLES

Tin mới