Saturday, April 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNga bật đèn xanh cho đường hầm nối Siberia và Alaska

Nga bật đèn xanh cho đường hầm nối Siberia và Alaska

BienDong.Net: Trong vài chục năm nữa, người ta có thể lên xe lửa từ ga St Pancras Station ở London vượt qua đường hầm dưới eo biển Manche đi về phía đông, và có thể tới ga Grand Central Station ở New York Mỹ mà không phải xuống bất cứ ga nào.

Điều đó có thể trở thành hiện thực với dự án đường hầm qua eo biển Bering nối Siberia của Nga và Alaska của Mỹ, được đề xuất lần đầu tiên năm 2007 tại một hội nghị ở Moscow với chủ đề Dự án khổng lồ miền Đông nước Nga, nay được tái khởi động với việc Kremlin bật đèn xanh cho công trình này.

Và lần này, cơ hội cho dự án đường hầm đã được củng cố thêm với con đường sắt dài 500 dặm nối tuyến đường xuyên Siberi hiện có với thành phố Yakutsk dự kiến hoàn thành vào năm 2013.

 

Đường hàm qua biển Bering- dài 105 km, gấp đôi đường hầm qua biển Manche cũng vừa được bàn thảo tại một hội nghị có sự tham gia của các đại biểu đến từ Nga, Mỹ, Anh và Trung quốc tổ chức ngay tại Yakutsk , được mệnh danh là “ Thành phố lạnh nhất trái đât”.

Tại Hội nghị, dự án này đã được các quan chức cao cấp của Nga hoan nghênh, trong đó có Aleksander Levinthal, Phó đại điện của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tại vùng viễn đông nước Nga.


Tổng chi phí cho dự án đường sắt và đường hầm đã tăng lên khá nhiều, từ 32 tỉ bảng năm 2007 lên 60 tỉ bảng Anh hiện nay ( tức 99 tỉ USD), theo số liệu của World Architecture News, trong đó Chính phủ Nga đã phê chuẩn 65 tỷ USD cho dự án.

Thực ra khái niệm “ được đề xuất lần đầu tiên năm 2007” là không hoàn toàn chính xác, bởi lẽ ngay từ năm 1905- năm xảy ra cuộc khởi nghĩa trên chiến hạm Potemkin- Nga hoàng Nicholas II đã nói tới việc xây dựng tuyến đường sắt này.

Lần này, một thế kỉ sau, Kremlin mới có điều kiện để xem xét nghiêm túc dự án, mặc dù dân Mỹ tại Alaska và 49 bang khác và dân 10 tỉnh của Canana còn cần phải có thêm những lý lẽ thuyết phục hơn để ủng hộ công trình đường sắt được coi là lớn nhất thế giới này.. Rốt cục, mục tiêu của tuyến đường không đơn thuần là phục vụ hoạt động du lịch tại các vùng băng giá, mà còn nhằm mở ra những tuyến giao thương mới giúp Mỹ tiếp cận nguồn nguyên liệu khổng lồ của vùng Siberia, đặc biệt là dầu lửa và hơi đôt.

Ngoài ra, đường hầm cũng cho phép các quốc gia khác như Trung Quốc có thêm một đường vận chuyển hàng hoá sang Mỹ.

Các chuyên gia ước tính tuyến đường sắt này có thể vận chuyển mỗi năm 100 triệu tấn hàng hoá. Trong bối cảnh vận tải bằng đường hàng không ở vùng cực bắc tỏ ra bấp bênh như tình hình do vụ phun trào núi lửa Eyjafjallajökull Iceland vừa qua chứng tỏ, một số chuyên gia còn tin tưởng rằng tuyến đường này có thể vận chuyển 3% khối lượng hàng hoá của thế giới, mang lại lợi nhuận 11,5 tỉ USD mỗi năm, giúp thu hồi nhanh vốn đầu tư.

Đương nhiên, việc ai sẽ bỏ khoản tiền lớn như vậy để đầu tư vào dự án này, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay đang là vấn đề lớn- nếu không nói là trở ngại lớn hơn cả những hệ luỵ chính trị của nó- trong đó có mối lo ngại ở Mỹ và Canada cho rằng Nga sẽ dùng ảnh hưởng kinh tế để gây sức ép đối với họ.

Với công nghệ hiện nay, việc đào hầm xuyên biển và vượt qua các đảo Big Diomede lớn và Diomede bé- được coi là những vùng xa xôi và khắc nghiệt nhất trên thế giới- dù đặt ra nhiều thách thức về kĩ thuật, song cũng vẫn chỉ là một cuộc dạo chơi so với việc đào hầm vào túi tiền của các nhà đầu tư và xuyên qua trò chơi quyền lực của các chính khách.

Về nguyên tắc, đường hầm này sẽ lần đầu tiên kết nối bằng đường bộ giữa châu Á với Bắc Mỹ. Việc thi công đường hầm này ước tính mất 10-15 năm mới hoàn thành, bên cạnh đó, Nga cần xây dựng 4.000km đường sắt mới để nối đường hầm nối với mạng lưới đường sắt hiện thời, cộng với 2.000km đường sắt nữa để nối với mạng lưới đường sắt của Mỹ.

Chương Dương ( theo The Register )

RELATED ARTICLES

Tin mới