Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc với tham vọng toàn cầu: Khi người Campuchia đua nhau...

Trung Quốc với tham vọng toàn cầu: Khi người Campuchia đua nhau học tiếng Hoa

BienDong.Net: Ảnh hưởng kinh tế và chính trị của Trung Quốc đối với Campuchia ngày càng lớn, và vì vậy, ngày càng có nhiều người CPC đua nhau học tiếng Hoa.

Hiện nay, nhiều doanh nhân Trung Quốc đến CPC làm ăn. Họ đầu tư rất nhiều tiền. Do đó, hiển nhiên là phải học tiếng của họ” – Suon Chiva, một thanh niên phát biểu với phóng viên báo The Diplomat số ra gần đây khi anh quyết định đi học thêm một ngoại ngữ.

Suy nghĩ của Suon cũng là nguyện vọng của phần lớn học sinh đang theo học tại một trung tâm ngoại ngữ ở Phnompenh. Trung tâm này là một trong hàng loạt trường đã mọc lên để dạy tiếng Hoa tại thủ đô CPC trong những năm gần đây. Kết quả của chính sách sử dụng quyền lực mềm của Trung Quốc ra sao thì còn phải bàn, song tại đây, ở Phnompenh, nhiều thanh niên trẻ đúng là đang khát khao nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ mà Trung Quốc đang xuất khẩu. Một hiệp hội ở CPC cho biết hiện có khoảng 30.000 sinh viên học tiếng Hoa toàn thời gian hoặc bán thời gian tại CPC.

Theo lời Sochea, một giáo viên tiếng Hoa, những năm 1990, chỉ có vài học sinh theo học lớp tiếng Hoa, đa phần là dân gốc Hoa muốn tìm lại cội nguồn dân tộc. Thế nhưng, hiện nay, hầu hết học sinh theo học đều là dân Khơ-me và không có tí gốc gác nào với Trung Quốc. Họ theo học tiếng Hoa chỉ cốt sao sau này có thêm lợi thế khi tìm việc.

Về phần gia đình học sinh, Chochea cho biết: “họ khuyến khích con em mình học tiếng Hoa để sau này có thêm cơ hội việc làm. Trường học cũng đưa vào dạy một số tiếng khác như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Việt. Tuy nhiên, khi học sinh mới đến xin tư vấn thì Chochea đều khuyên họ học tiếng Hoa bởi anh ta nói: Hầu hết tiền nong ở CPC đều đến từ Trung Quốc.

 alt

Một lớp học tiếng Hoa ở Phnompenh (ảnh The Diplomat)

Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư số một tại CPC, và Hàn Quốc đứng rất xa phía sau. T năm 2005, những khoản đầu tư của Trung quốc được thông qua tại CPC đã vượt quá 8 tỉ USD, theo số liệu của Ủy Ban đầu tư CPC – vượt xa con số của Hàn Quốc là nước đứng thứ hai trên lĩnh vực này. Tuy nhiên, con số này chỉ cho thấy một phần bức tranh về hoạt động kinh doanh của Trung Quốc tại CPC, bởi nó mới chỉ tính đến những dự án được giảm thuế và những ưu đãi khác. Con số đó cũng không bao gồm những khoản đầu tư tại các đặc khu kinh tế hay những dự án nhỏ hơn do cấp tỉnh phê duyệt mà thường là mập mờ và thiếu minh bạch, không đòi hỏi sự giám sát và kiểm tra như đối với các khoản đầu tư của phương Tây và các dự án viện trợ. Đó chính là lí do mà chính phủ CPC vẫn thích làm ăn với Trung Quốc.

Tại các thành phố, các khoản đầu tư của Trung Quốc nổi bật với các dự án phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng. Tại vùng nông thôn, các công ty Trung Quốc tích cực đầu tư vào các dự án lớn về thủy điện, khai thác gỗ, sắt, cao su và các dự án chế biến sản phẩm công – nông nghiệp. Đồng tiền của Trung Quốc đang thực sự làm thay đổi bộ mặt đất nước CPC.

Song tiếng Hoa ngày nay không chỉ là ngôn ngữ kinh doanh mà còn là ngôn ngữ chính trị – Chea Munyrith, đồng giám đốc viện Khổng Tử đầu tiên ở CPC phát biểu. Anh cho biết thuở nhỏ dưới thời Khơ-me đỏ, bà anh là người gốc Hoa di cư sang CPC nhưng bà chẳng bao giờ dám nói tiếng Hoa và luôn che giấu gốc tích của mình. Bà dạy anh rằng mình là người Khơ-me nên phải nói tiếng Khơ-me và không dạy anh tiếng Hoa. Mãi sau này trưởng thành, do nhu cầu công việc buộc anh phải học tiếng Hoa để giao tiếp với đồng nghiệp Trung Quốc. Giờ đây, tình thế đảo ngược hoàn toàn. Trung Quốc mở ra những trung tâm Khổng Tử như thế này để quảng bá tiếng Hoa. Từ năm 2010, Viện Khổng Tử tại Phnom Penh đã mở lớp dạy tiếng Hoa cho viên chức nhà nước CPC, trong đó có cả các thành viên chính phủ.

Theo Pavin Chachavalpongpun, một giáo sư thuộc đại học Kyoto, người chuyên nghiên cứu về quyền lực mềm của Trung Quốc nhận xét: việc người dân CPC học tiếng Hoa ngày càng đông là một sự thừa nhận về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Ông nói thêm: Đây là dấu hiệu về sự chấp nhận vai trò lãnh đạo của Trung Quốc”.

BDN (nguồn: The Diplomat và RFI)

RELATED ARTICLES

Tin mới