Wednesday, November 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTrung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông

Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông

BienDong.Net: Theo tuần báo Businessweek của hãng Bloomberg có trụ sở tại Mỹ, cát, xi măng, gỗ và thép đã trở thành thứ vũ khí được Trung Quốc lựa chọn để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Việt Nam, Đài Loan và Brunei đã tranh chấp với nhau hàng thập kỷ về chủ quyền ở khu vực này, trong đó khoảng 100 hòn đảo và đá ngầm với tổng diện tích nhỏ hơn 1.300 hecta nhưng trải rộng trên một diện tích tương đương với Iraq.

Trong những tháng gần đây, nhiều tàu của Trung Quốc bị phát hiện chuyên chở vật liệu xây dựng để xây các đảo mới trên biển. Pasi Abdulpata, người Phillippines cung cấp nước cho khu vực đảo Parola phía bắc quần đảo Trường Sa vào tháng 10 năm trước, cho biết ông đã nhìn thấy “tàu khổng lồ của Trung Quốc sử dụng đường ống để hút cát và đá từ một đáy đại dương và bơm lên một tàu khác”.

Trung Quốc có thể sử dụng các đảo nhân tạo vào mục đích tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nơi có những tuyến hàng hải tấp nập nhất thế giới. Theo một báo cáo năm 2013 của Mỹ, Biển Đông có thể có trữ lượng lên tới 11 tỉ thùng dầu thô và 6.700 nghìn tỉ mét khối khí đốt. Cơ quan quản lý Thông tin Năng lượng Trung Quốc bắt đầu tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa – mà nước này gọi là Nam Sa – từ những năm 1940 và đã từng sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền trên khu vực này. Năm 1988, hải quân Trung Quốc đã tấn công đảo Gạc Ma ở phía bắc quần đảo Trường Sa, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam.

Trong cuộc họp báo tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết Trung Quốc đã tiến hành đưa người ra đảo Gạc Ma sinh sống từ tháng Hai. Cũng có thông tin cho thấy Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động trên hai đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa. Thị trưởng Kalayaan – một đảo có ít người sinh sống trên quần đảo Trường Sa cho biết: “Họ đang tạo ra các đảo nhân tạo chưa từng tồn tại trên trái đất này”, Eugenio Bito-onon. Ông cũng khẳng định rằng “đây là một công trình khổng lồ, được xây dựng không ngừng nghỉ”, và đây có thể là tiền đề cho Trung Quốc “kiểm soát toàn bộ Biển Đông”.

Vấn đề này đã được một số báo chí Trung Quốc đề cập như trang mạng qianzhan.com hồi tháng Hai cho biết Bắc Kinh đã có kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự trên khu vực Đá Chữ Thập, khoảng 90 dặm về phái tây của đảo Gạc Ma. Xây dựng các đảo nhân tạo với đường băng sẽ giúp Trung Quốc xây dựng một khu vực phòng thủ trên không, tương tự như Khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) nước này thiết lập hồi tháng 11 trên biển Hoa Đông nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

Charles Jose, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phillippines cho biết: Bất cứ động thái nào nhằm tăng cường phòng thủ trên các hòn đảo sẽ “làm gia tăng căng thẳng và vi phạm DOC do Trung Quốc và các nước ASEAN ký kết năm 2002”. Thỏa thuận này kêu gọi các bên không “đưa người lên các đảo không người ở Trường Sa”. Trong khi đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn khăng khăng rằng nước này đã tuân thủ nghêm ngặt các điều khoản của thỏa thuận.

Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa án Liên Hợp Quốc về luật biển, một vụ kiện mà Trung Quốc từ chối tham gia. Trong cuộc tranh chấp này, Thị trưởng Bito-onon muốn sử dụng biện pháp tài phán hơn bởi Phillipines yếu hơn Trung Quốc về quân sự. “Chúng ta không thể cầm dao để đánh lại một người cầm súng”, ông cho biết. “Điều đó thật là điên rồ”.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới