Friday, November 22, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiSếp lớn ngân hàng: Kẻ bị bắt, người tháo chạy

Sếp lớn ngân hàng: Kẻ bị bắt, người tháo chạy

Từ năm 2012 trở lại đây, ngân hàng dường như đã trở thành ngành “nguy hiểm” vì các sếp lớn, người bị bắt, người “tháo chạy”.

Ông Nguyễn Xuân Sơn, ông Lê Hùng Dũng và ông Cao Sỹ Kiêm

Ngã ngựa

Năm 2012, bầu Kiên là người “nổ phát súng” đầu tiên cho “làn sóng” sếp ngân hàng ngã ngựa. Từ đó đến nay, rất nhiều sếp ngân hàng lần lượt bị bắt như nguyên Phó Tổng giám đốc ACB, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Xây dựng (VNCB), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Đại Dương (Oceanbank),…

Trong tháng 7 này, “danh sách” sếp ngân hàng ngã ngựa được kéo dài thêm với hai sếp lớn đến từ ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) và ngân hàng thương mại cổ phần và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An.

Cụ thể, ngày 17/7Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã thực hiện quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với nguyên Chủ tịch GP.Bank Tạ Bá Long và nguyên Phó chủ tịch GP.Bank Đoàn Văn An về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo điều 165 Bộ luật Hình sự.

Cũng trong ngày 17/7, C46 thực hiện quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Hà Tấn Phước (nguyên tổ trưởng tổ giám sát VNCB, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An) và ông Lê Văn Thanh (nguyên tổ trưởng tổ giám sát VNCB, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Long An) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 285 Bộ luật Hình sự.

Tối 21/7, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Sơn, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) về tội “Lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Sơn bị nhà chức trách xác định liên quan đến sai phạm tại Ngân hàng Oceanbank. Trước khi trở thành người đứng đầu PVN, ông Sơn nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc Oceanbank.

Tháo chạy

Trong khi không ít sếp lớn ngân hàng bị bắt, hai vị đại gia ngân hàng nổi tiếng lại bất ngờ rút lui. Đó là ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng Đông Á (DongA Bank) và ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch hội đồng quản trị Eximbank.

Tại đại hội cổ đông của DongA Bank diễn ra ngày 21/7, Chủ tịch DongA Bank Cao Sỹ Kiêm đã xin từ chức vì “lý do cá nhân”. Đồng thời, ông Kiêm cũng rút khỏi Hội đồng Quản trị của ngân hàng này.

Mặc dù đã xin từ chức, ông Kiêm sẽ vẫn tạm thời đảm nhiệm vị trí Chủ tịch cho đến khi DongA Bank tổ chức đại hội cổ đông bất thường để xin ý kiến và phê duyệt về nhân sự.

Cùng ngày 21/7, Eximbank đã tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2015. Tại đây, sự kiện được nhiều người chú ý là ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Eximbank xin không tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Quản trị Eximbank nhiệm kỳ mới.

Không giải thích nguyên nhân rút lui nhưng qua những gì ông Dũng chia sẻ, có thể thấy, ông Dũng không tiếp tục nắm giữ cương vị cao nhất tại Eximbank là do Eximbank hoạt động không tốt. Ông Dũng nói: “Kinh doanh ngân hàng giống như một trận đá bóng, thắng làm vua, thua làm giặc. Chúng tôi sẵn sàng từ chức”. Ông mong cổ đông chia sẻ khó khăn với ngân hàng.

Trong khi đóm chia sẻ trên Zing, ông Cao Sỹ Kiêm cho biết ông rút khỏi Hội đồng quản trị DongA Bank là do sức khỏe không đảm bảo. “Tuổi cao sức yếu rồi nên chọn làm công việc nhẹ nhàng, không quá bận rộn. Tôi nghỉ vì lý do đó, không như thị trường đồn đại”, ông Kiêm cho biết.

Bình luận về ngân hàng do ông chèo lái trong năm qua, ông Kiêm cho biết lợi nhuận của DongABank đạt 35 tỷ đồng sau thuế do siết rủi ro từ trước đó, theo yêu cầu xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước. Ông khẳng định, lợi nhuận thấp không phải là nguyên nhân thay đổi nhân sự trong Hội đồng quản trị ngân hàng này.

RELATED ARTICLES

Tin mới