Saturday, January 4, 2025
Trang chủBiển nóngCẩn thận kẻo cấp nhầm đất rừng cho Tàu !

Cẩn thận kẻo cấp nhầm đất rừng cho Tàu !

Khi chuyển một phần rừng phòng hộ sang khai thác sản xuất, nhất thiết phải xin ý kiến Bộ Quốc phòng, Ban chỉ uy quân sự tỉnh…

Không vì sản xuất mà quên đi mục tiêu khác

Ông Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nói về chủ trương xin chuyển một phần rừng phòng hộ sang sản xuất, khai thác của Bộ NN&PTNT mới đây.

Theo phân cấp hiện nay có nhiều loại rừng phòng hộ bao gồm: rừng phòng hộ xung yếu; rừng phòng hộ rất xung yếu. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường.

Trong đó, nhiều khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn nắm giữ vị trí nhạy cảm, khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh.

 

Vì vậy, khi giao cho địa phương quản lý, khai thác và sản xuất Bộ NN&PTNT phải đặc biệt lưu ý về vấn đề an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.

Cần phải có sự phối hợp với Bộ Quốc phòng, Ban chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị chịu trách nhiệm về môi trường khảo sát, đánh giá cụ thể. Dựa trên cơ sở đó, sẽ đưa ra những tiêu chí, quy định nghiêm ngặt đối khu vực nào được phép chuyển đổi, khu vực nào phải giữ nguyên. Với những khu vực nào ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh buộc phải xin ý kiến Bộ Quốc phòng. Khu vực nào có tác động tiêu cực tới môi trường phải xin ý đánh giá của các chuyên gia môi trường.

“Không thể để tình trạng cấp rừng “nhạy cảm” cho doanh nghiệp nước ngoài như Quảng Nam, Lạng Sơn rồi lại đi thu hồi, bồi thường. Khai thác, sản xuất được cũng là tốt nhưng không thể vì mục đích sản xuất mà quên những mục tiêu khác”, ông Nhã nhấn mạnh.

Vì vậy, ông Nhã kiến nghị phải đưa ra những quy định rất cụ thể tránh tình trạng địa phương lạm dụng, doanh nghiệp lách luật gây ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng, cũng như làm phương hại tới mục tiêu phòng hộ, lợi ít hại nhiều.

Quỹ rõ trách nhiệm, tránh lạm dụng, lộng quyền

PGS.TS Nguyễn Ngọc Lung cũng nhận định như vậy. Theo ông Lung, thực tế câu chuyện rừng phòng hộ có vị trí nhạy cảm cũng đã được cho thuê và chuyện này không hiếm.

Theo quy chế quản lý 3 loại rừng, rừng nguyên sinh, tự nhiên (cần được bảo tồn và gìn giữ); rừng sản xuất (khai thác, sản xuất lấy gỗ); rừng phòng hộ (có mục tiêu phòng hộ là chính). Trong rừng phòng hộ được chia làm 3 cấp độ: Cấp xung yếu; ít xung yếu và rất xung yếu. Trong đó, rừng phòng hộ ở hai cấp rất xung yếu và xung yếu phải giữ nguyên không được khai thác. Riêng rừng phòng hộ ít xung yếu vẫn được sản xuất tuy nhiên, tỉ lệ khai thác là rất thấp, khoảng 20% trữ lượng gỗ.

Như vậy, mục đích khai thác rừng phòng hộ không phải là lấy gỗ mà vì mục đích cải thiện sức khỏe cho rừng phòng hộ, nâng cao sức phòng hộ cao hơn.

Chủ trương này đã có từ năm 2007, theo lập luận rừng sản xuất vẫn có tính năng phòng hộ. Vì vậy, diện tích rừng phòng hộ mỗi ngày bị thu hẹp lại, nếu trước đây diện tích rừng phòng hộ vào khoảng 9 triệu héc-ta, hiện nay chỉ còn 6 triệu héc-ta.

Về lý thuyết, việc chuyển một phần rừng phòng hộ ít xung yếu sang sản xuất cũng là hợp lý nhưng nếu không làm tốt nó sẽ dẫn tới những bất cập sau:

Theo báo cáo trước đây, đã có 10 tỉnh từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum và Bình Dương. 10 tỉnh này đã cho 10 DN nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 300 ngàn ha, trong đó DN từ Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha, 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới. 

Gần đây nhất là bài học phải thu hồi và bồi thường cho doanh nghiệp Trung Quốc khi địa phương “giao nhầm” đất an ninh quốc phòng cho doanh nghiệp này thuê.  

Sở dĩ có chuyện như vậy vì khi giao quyền chủ động cho địa phương quản lý, khai thác là cơ hội nảy sinh những mâu thuần trong lợi ích. Quyền lợi của người cho thuê hiện nay đang quá lớn.  

RELATED ARTICLES

Tin mới