Friday, December 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNDT sụt giá, Việt Nam ảnh hưởng gì?

NDT sụt giá, Việt Nam ảnh hưởng gì?

Theo ông Trần Minh Hoàng – đại diện nhóm nghiên cứu Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam. Theo đó, thâm hụt thương mại trong nước có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn khi hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn Việt Nam.

Trong tuần qua, cả thế giới đã liên tục đón nhận thông tin tiêu cực về động thái Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ. Những tác động về mức độ ảnh hưởng lên nền kinh tế đã được nhiều nước đưa ra.

Tại Việt Nam, mức độ ảnh hưởng từ hành động phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc cũng được xem là khá nghiêm trọng, bởi Việt Nam đang là nước nhập khẩu hàng hóa vô cùng lớn từ nước láng giềng này.

Chia sẻ về động thái này của Trung Quốc, ông Trần Minh Hoàng – đại diện nhóm nghiên cứu Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cho rằng, những thông tin tiêu cực từ Trung Quốc đã có sức lan tỏa sâu rộng đến không chỉ nền kinh tế vĩ mô, mà còn đến thị trường chứng khoán của nhiều quốc gia trong khu vực cũng như thế giới, bao gồm cả Việt Nam.

Mặc dù, đồng nhân dân tệ đã tăng giá Trung Quốc điều chỉnh tăng lên 0,05% so với đồng USD vào cuối tuần qua, nhưng mức giảm hơn 4% trong 3 ngày (11, 12, 13/8) của nước này, vẫn là một cú sốc lớn đối với thị trường thế giới nói chung, cũng như Việt Nam nói riêng.

Trước động thái này, hàng loạt các quốc gia có giao thương lớn đối với Trung Quốc đã tiến hành phá giá đồng tiền của mình, nhằm hỗ trợ xuất khẩu, cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc đang ngày càng rẻ đi do nhân dân tệ giảm giá, cùng với đó là kích thích tăng trưởng kinh tế. Bằng chứng, trong tuần qua, đồng won (Hàn Quốc); đồng đô la Đài Loan; đồng Rupiah của indonesia; đồng peso của Philippines và đồng Ringgit của Malaysia  đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Về phía Việt Nam, trước động thái này, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ mức +/-1% lên +/-2% và áp dụng từ ngày 12/8/2015.

Theo đánh giá của ông Hoàng, động thái của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết, hợp lý và rất linh hoạt, trong bối cảnh đồng nhân dân tệ hạ giá nhanh và mạnh.  “Thay vì tiếp tục níu giữ đồng VND, việc tăng biên độ tỷ giá không có tác động xấu lên nền kinh tế, đồng thời còn đem lại nhiều lợi ích hơn”, đại diện nhóm nghiên cứu Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nói.

Theo đó, việc VND hạ giá được nhìn nhận là không tác động đến mục tiêu ổn định lạm phát. Niềm tin vào VND cũng như mục tiêu chống đô la hóa nền kinh tế cũng không bị ảnh hưởng. Đặc biệt, tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam được hỗ trợ đồng thời phần nào giảm bớt áp lực nhập siêu, đặc biệt là từ phía Trung Quốc.

Mặc dù vậy, theo nhận định của các chuyên gia của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, việc Trung Quốc đang phá giá hơn 4% đồng nhân dân tệ, vẫn tạp ra áp lực lớn lên nước ta, khi mà hàng hóa trong nước chủ yếu nhập từ nước láng giềng này.

Theo nhận định, thâm hụt thương mại của Việt Nam có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Cùng với đó, nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tăng lên do hàng hóa của nước này tương đối rẻ hơn so với hàng hóa của Việt Nam.

Theo Tổng cục thống kê, trong 7 tháng đầu năm, ước tính Việt Nam nhập khẩu 28,8 tỷ USD từ Trung Quốc, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt 9,3 tỷ USD, ghi nhận nhập siêu 19,5 tỷ USD. Trước tình trạng Trung Quốc phá giá mạnh đồng nội tệ, hàng hóa Trung Quốc sẽ có cơ hội để đẩy mạnh việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung. Theo đó, thâm hụt thương mại của Việt Nam vốn đã ở mức đáng kể (3,4 tỷ USD), sẽ chịu áp lực lớn và có thể tiếp tục gia tăng mạnh hơn trong các tháng tiếp theo.

Cùng với đó, nền kinh tế hàng đầu Châu Á, giảm giá mạnh đồng nội tệ so với USD có thể sẽ kích thích làn sóng mất giá của nhiều đồng tiền khác trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh đồng USD đang mạnh lên. Các quốc gia khác như Hàn Quốc, Úc hay Singapore cũng tiến hành phá giá bản tệ khoảng 1%, khiến cho sự cạnh tranh của những hàng hóa xuất từ Việt Nam và những nước này tăng lên.

Theo đó, những nỗ lực ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt, tâm lý đầu cơ ngoại tệ mạnh, nhất là USD, càng có thêm lý do để tăng cường.

RELATED ARTICLES

Tin mới