Friday, April 26, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiKhó kiếm tiền hơn, người Trung Quốc chờ phép màu phá giá

Khó kiếm tiền hơn, người Trung Quốc chờ phép màu phá giá

Tại khu chợ ở Quảng Châu, chị bán gà tên Zhang Xiaojun kể mấy năm trước ngày nào chị cũng bán 30-40 con, bây giờ ngày nào đắt hàng mới được 10 con, và chị không đủ sống.

Ở quầy bán thịt, anh Liang Jianhui vừa mài dao vừa cho biết anh chỉ bán được một con lợn mỗi buổi sáng so với bảy con trước kia.

Hu Sheng, một người kinh doanh các tấm kim loại, cho biết ông đã phải giảm giá xuống tận gốc, mặc dù vậy, doanh số bán hàng của ông vẫn giảm tới một phần ba.

Zhang Wei, một thợ mộc, cho biết nhu cầu của khách hàng đang giảm mạnh khiến hàng của ông đóng ra không bán được.

Khi Thủ tướng Lý Khắc Cường đã triệu tập nội các Trung Quốc tháng trước, vấn đề chính của chương trình nghị sự là kinh tế khó khăn. Thị trường chứng khoán sụt mạnh, ngoại tệ tìm đường ra nước ngoài, và quan trọng nhất, xuất khẩu đang đình trệ. 

Trong bản khuyến cáo không được lan truyền rộng rãi gửi đến các cơ quan, chính phủ cho rằng cấp thiết phải giải quyết những vấn đề thúc đẩy xuất khẩu, trong đó tiền tệ là một phần của giải pháp. Hồi tuần trước, ngân hàng trung ương đã thực hiện việc giảm giá trị đồng nhân dân tệ, đợt giảm giá lớn nhất kể từ năm 1994.

Cú giảm giá mạnh và đột ngột này có thể giúp xuất khẩu, nhưng cũng tạo ra nhiều vấn đề cho một nền kinh tế vốn đã bị yếu đi bởi khủng hoảng bất động sản. Trên khắp đất nước, hàng triệu người lao động và hàng nghìn công ty cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải đối mặt với những vấn đề như doanh số bán hàng sụt giảm và thu nhập đi xuống.

Những người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ nền kinh tế suy giảm là công nhân.

Zhou Ping, 23 tuổi, chuyển đến Quảng Châu từ miền trung Trung Quốc, được thuê để làm công việc cắt vải tại một công ty may. Ba tháng trước, anh bị mất việc và hiện giờ vẫn chưa tìm được việc làm.

“Cạnh tranh quá lớn, có quá nhiều người cùng cạnh tranh một công việc”, Zhou nói. “Tuy vậy, tôi chưa có ý định quay trở về quê. Mỗi tối tôi ngủ nhờ trên giường tạm của nhà anh bạn”.

Dù số liệu thống kê thất nghiệp tại thị trường Trung Quốc không đầy đủ, thị trường lao động rõ ràng đang bị áp lực mạnh mẽ. Tốc độ tăng lương tháng không đọ nổi tốc độ tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Hàng triệu người Trung Quốc đang phải vật lộn tìm việc làm.

Đó là một vấn đề nhạy cảm. Các quan chức lãnh đạo đã chỉ ra rằng tăng trưởng giảm tốc thì vẫn chấp nhận được, với điều kiện thị trường lao động ổn định. Bất kỳ sự bất ổn nào đều có thể làm nảy sinh nghi ngờ liệu chính phủ có đủ khả năng quản lý một nền kinh tế giảm tốc mà vẫn đảm bảo đáp ứng các mục tiêu và nhu cầu của người dân hay không.

Nếu chính phủ không thể mang lại cho người dân mức sống tiêu chuẩn, “điều đó sẽ làm suy yếu quyền lãnh đạo”, ông Li Daokui, một nhà kinh tế học tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, phân tích.

Khi chủ tịch Đặng Tiểu Bình bắt đầu mở cửa nền kinh tế đất nước chủ nghĩa tư bản và mời gọi đầu tư nước ngoài vào năm 1979, ông bắt đầu xây dựng một loạt các làng nuôi vịt ở tỉnh Quảng Đông phía đông nam của Trung Quốc, gần Hong Kong. Người kế vị ông sau đó đưa ra một kế hoạch, biến khu vực này thành trung tâm công nghiệp nhẹ, sản xuất các mặt hàng như lò vi sóng và máy tính xách tay có quy mô lớn nhất thế giới.

Khu vực này là một trụ cột quan trọng của hành trình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Các thành phố chính của tỉnh Quảng Đông như Thâm Quyến, Đông Quan và Quảng Châu trở thành một khu đô thị rộng lớn, thành một phần quan trọng trong “công xưởng của thế giới”.

Khi xuất khẩu tăng, sản xuất tăng trưởng trong nước tăng trưởng hai con số trong nhiều thập kỷ. Sự thay da đổi thịt khiến Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài, giúp mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế của mình và hỗ trợ nhu cầu trong nước.

quang-dong-2514-1440672193.jpg

Hàng triệu công nhân và hàng nghìn công ty Trung Quốc đang cảm nhận khó khăn khi tệ xuống giá. Ảnh: NYT

Nhưng giờ đây, các doanh nghiệp xuất khẩu cảm thấy rất khó khăn.

Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp, chẳng hạn như ngành nội thất, giảm mạnh vì nhu cầu ở nước ngoài đã không còn nhiều, đặc biệt là ở châu Âu. Những hộ gia đình Trung Quốc cũng mua ít hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng nhà đất. Ít người mua nhà tức là ít người cần trần thiết nhà cửa.

“Nhiều nhà máy sản xuất, gia công đồ gỗ trong khu vực Quảng Châu đã phải đóng cửa trong cả năm qua,” Rachel Wang, quản lý bán hàng tại Hongyuan , một hãng sản xuất phòng tắm hơi bằng gỗ tại tỉnh Quảng Châu, cho biết. Hãng đồ nội thất Hongyuan đã khắc phục sự sụt giảm ở châu Âu bằng cách mở rộng đến Úc.

Charles M. Hubbs, chủ sở hữu của Premier Guard, công ty sản xuất thiết bị y tế tại tỉnh Quảng Đông, cho biết việc hạ giá nhân dân tệ mang lại lợi ích cho công ty, ước tính 300.000 đôla Mỹ lợi nhuận trong một năm. Nhưng mức độ hạ  giá vẫn chưa đủ để làm cho các công ty Trung Quốc cạnh tranh hơn, .ông nói thêm.

Mặc dù tồn tại những vấn đề trong thị trường việc làm, tiền lương hàng tháng của công nhân nhà máy đã tăng gấp mười lần ở công ty Premier Guard trong thập kỷ qua, ăn vào lợi nhuận công ty. Ông Hubbs đang xem xét chuyển một phần của hoạt động sản xuất của mình sang thành phố Texas, như một cách để giảm chi phí vận chuyển và để tránh thuế nhập khẩu của Mỹ.

Thậm chí nếu các đồng nhân dân tệ giảm đi 8-9 phần trăm, “sẽ không có doanh nghiệp nào sẽ quay trở lại Trung Quốc” ông nói. “Không có doanh nghiệp nào sẽ quay lại Trung Quốc vì họ lo sợ đồng nhân dân tệ có thể tăng giá trị sau đó” .

Khi các công ty không bán được hàng và đóng cửa, hoạt đình công và đòi hỏi quyền lợi lao động khác đã gia tăng, lên tới gần 200 vụ một tháng, theo thời báo Lao động Trung Quốc, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hồng Kông.

Công ty Đồ chơi điện tử Zhanheng ở Đông Quan, có khoảng 700 công nhân tổ chức biểu tình vào hôm 04 tháng 8 vừa qua, với mong muốn được trả tiền lương. Trước đó, giám đốc công ty đã đột ngột rời khỏi nơi đây và ngừng trả lương công nhân.

Những vụ mất tích như vậy phổ biến ở Trung Quốc. Nếu họ còn ở lại, những “ngài” giám đốc, quản lý này có thể sẽ bị bắt giữ bởi cảnh sát, những người tìm kiếm các dấu hiệu tham ô và cố gắng để buộc những người quản lý này phải sử dụng những khoản tiền tiết kiệm hay tham ô để trả nợ cho công nhân.

“Các quản lý tại Hồng Kông đều đã đi hết”, một nhân viên bảo vệ giấu tên tại cổng chính của công ty Zhanheng trả lời phóng viên. “Không có ai ở lại để trả lời câu hỏi của chúng tôi”, bảo vệ nói thêm. Chính quyền địa phương đã hoàn thành việc trả lương lại một ngày sau đó. Đó là một công việc thông thường  ở Trung Quốc, nơi mà chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm cho việc duy trì ổn định xã hội.

Wu Yukan, một nhà phân phối nhựa cũng là phó chủ tịch của chính quyền địa phương, đi đến cửa nhà máy trong một chiếc Audi màu đen với hai phụ tá.

“Nhà máy này nợ tôi hàng trăm ngàn nhân dân tệ tiền  nguyên liệu thô”, ông nói. “Kinh doanh đang không tốt. Tôi còn có những khách hàng khác nợ tôi rất nhiều tiền, mà tôi chẳng thể đòi lại được”.

RELATED ARTICLES

Tin mới