Wednesday, December 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 10)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 10)

Cuộc đấu tranh chống phải hữu trong phạm vi cả nước là một lần Mao quét sạch có tính hủy diệt giới trí thức, là một lần “đại nhảy vọt” thực thi chuyên chính chính trị, Mao quyết tâm “đại nhảy vọt” thực thi chính sách kinh tế kiểu quân sự cộng sản. Mao muốn dựa vào “chiến thuật biển người” đã được thực thi trong chiến tranh, nhằm nâng cao sản lượng gang thép và lương thực trên diện rộng, nhằm đuổi kịp và vượt Anh và Mĩ, trong một thời gian ngắn, thực hiện thiên đường nhân gian theo chủ nghĩa cộng sản nguyên thủy.

 

 

Trương Dục Phượng luôn kề cận bên Mao Trạch Đông

Buồn nhớ Trương Dục Phượng

Để khắc phục trở ngại, Mao gọi Chu Ân Lai và Trần Vân là những người đang chủ trì công tác kinh tế trong chính phủ. đến mổ xẻ.

Khoảng giữa thu – đông năm 1956, Chu Ân Lai và Trần Vân cùng một Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ có nhiều người tham gia, sang ông anh cả Liên Xô khảo sát công tác kinh tế, thực tế là đi thỉnh kinh, học hỏi. Thật ra, các nhà lãnh đạo Cộng sản và các nhà kinh tế Liên Xô đều khuyên các đồng chí Trung Quốc, làm kinh tế không giống như chiến tranh nhân dân, phải có kế hoạch, tiến hành từng bước, phải cảnh giác với tư tưởng manh động tả khuynh thích thành tích và làm thật nhanh. Liên Xô đã từng có bài học về “công xã nông nghiệp” thời kì đầu xây dựng đất nước. Chu Ân Lai và Trần Vân sau khi về nước, báo cáo lại trong cuộc họp Bộ Chính trị, đặc biệt nhấn mạnh những kiến nghị và khuyến cáo của Liên Xô. Lưu Thiếu Kì đánh giá rất cao báo cáo của Chu Ân Lai và Trần Vân. Mao dự họp, nhưng không bày tỏ thái độ. Chu, Trần dựa theo tinh thần của hội nghị, viết một bài xã luận đăng trên “Nhân dân nhật báo” số đầu năm 1957, đề xuất phương châm xây dựng kinh tế “chống mạo hiểm, chống tả khuynh, thực sự cầu thị, tiến bước vững chắc” Bài xã luận thực tế là phương châm trị quốc của phái kinh tế coi trọng kết quả gồm Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Đặng Tử Khôi. Ít lâu sau, trong một số hội nghị Mao bắt đầu công khai đích danh phê phán tư tưởng hữu khuynh của Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, gọi họ là những “phụ nữ bó chân”, dội một gáo nước lạnh lên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây dựng đất nước đang sôi nổi, trói tay trói chân quần chúng nhân dân. Đáng buồn là, Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình không dám nắm tay nhau chống lại chứng điên cuồng tả khuynh của Mao, chỉ sợ Mao phê bình, bọn họ đều rút lui để bảo vệ bản thân. Họ sợ là bởi Mao nắm quyền sinh sát và bộ máy công an, đặc vụ, cộng vào đó là tư tưởng trung quân thấm sâu vào cốt tủy rồi. Tình hình giống như nội bộ Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Liên Xô dưới thời Staline. Lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc thuận theo cơn điên cuồng của Mao. Năm 1958, mặc cho Mao giương cao ba ngọn cờ “Đường lối chung”, “Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”, thêm vào đó là phong trào “toàn dân nấu thép”, “bếp ăn tập thể”, “tài chính thương mại nhân dân lao động” hại nước hại dân. Sự thật thì, Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình đã từng cổ súy cho đại nhảy vọt của Mao.

Nhưng, xưa nay các bậc đế vương đều “tự xưng”. Bề ngoài luôn tỏ ra ngạo nghễ, sôi nổi, nhưng trong cốt tủy lại lạnh lùng. Dù cùng với đồng sự trong Bộ Chính trị hay đối với Giang Thanh tác quái dẫn đến gia đình lục đục, nơi sâu thẳm lòng Mao là sự cô đơn. Mao cũng có mấy người bạn phái hữu, như Lương Thấu Minh, Chu Cốc Thành, Chương Sĩ Kiếm, vân vân, sau cuộc đấu tranh chống phải hữu, họ cũng xa rời Mao.

Tất cả các nhà độc tài không thoát khỏi qui luật tự lừa dối mình và lừa dối người khác. Đầu tiên là tự thần thánh hóa mình, tự mê tín mình, tự sùng bái mình, sau đấy yêu cầu thần dân trong cả nước sùng bái mình như một vị thần, mê tín một cách mù quáng. Kẻ độc tài cũng phải trả giá, xa cách mọi người, tinh thần trống trải, sợ hãi bản thân, tập hợp một bọn người nịnh hót, tiền hô hậu ủng.

Mao, “đại cứu tinh của nhân dân” là như thế. Trong tiếng ca ngợi “đại nhảy vọt” nhưng lại cô đơn, không ai bên mình để có thể dốc bầu tâm sự. Mao đã ngoại lục tuần, người to béo lừng lững, bị chứng phong của tuổi già, nhưng tình dục thì vẫn mỗi ngày một lần, không thể thiếu. Mao rất cần một người luôn bên mình, một cô gái không cần biết chính trị ra sao, chỉ cần dịu dàng, chỉ cần một cô gái bình thường chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ, không làm phiền là đủ. Nhu cầu tình cảm của Mao xuống đến điểm thấp nhất. Ông ta cực ghét những nam nhân viên phục vụ cứ lượn trước mặt.

Tháng Sáu năm 1958, một con rồng sắt khổng lồ màu xanh – đoàn tàu hỏa chuyên dành cho Mao tuần du, dừng lại ở ga Thành Xa, huyện Từ Thủy, khu Hảng Thủy, tỉnh Hà Bắc. Mọi con đường chung quanh ga đều bị phong tỏa, những đoàn tàu khách sáng nào, chiều nào cũng qua đây, nay không biết phải đi vòng vo đường nào.

Mao có thói quen tuần du bằng tàu hỏa. Ông ghét nhất mà cũng sợ nhất là đi máy bay. Tuần du bằng tàu hỏa vừa an toàn, vừa tiện lợi. Đoàn tàu mười một toa, trên đó Mao có phòng làm việc, phòng ngủ, phòng hội họp, phòng cơ yếu, phòng ăn, phòng y tế, có thể đem theo ê-kíp thư kí riêng, nhân viên bảo vệ, bác sĩ, y tá. Ăn, ngủ, làm việc đều trên tàu hỏa chuyên dụng này. Đoàn tàu trở thành hành cung lưu động. Khắp thiên hạ chỉ có vua mới như thế. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, muốn đi là đi, muốn dừng là dừng, muốn gọi ai đến thì gọi. Tất cả các nhà ga, xe cộ, cầu đường, đều phải nhường đoàn tàu này, bảo đảm cho nó thông suốt. Hệ thống đường sắt ở Trung Quốc theo chuẩn một tổ chức quân sự hóa, độc lập với hệ thống công an địa phương. Mao bố trí viên ái tướng Vương Chấn làm Tư lệnh binh đoàn đường sắt kiêm Bộ trưởng công an đường sắt.

Hồi ấy, đầu máy còn chạy bằng hơi nước, đốt than, mỗi lộ trình tám tiếng đồng hồ là một chặng, đến chặng nào cũng phải thay đầu máy, đưa đoàn tàu của Mao qua từng chặng một. Mỗi lần cấp trên giao nhiệm vụ bí mật đưa đoàn tàu đi, lái trưởng, lái phó, công nhân đốt lò đều được kiểm tra nghiêm ngặt, phải là người trung thành, đáng tin cậy, đồng thời qui định Bí thư đảng ủy nhà ga phải thân chinh lên trực ban trên đoàn tàu cho đến khi tàu được chuyển giao cho chặng đường tiếp theo. Tất nhiên, họ không được hỏi trên tàu dang chở vị thủ trưởng trung ương nào. Hồi đó, Trung Quốc qui định chỉ có bảy vị trong Bộ Chính trị được đi công tác bằng tàu chuyên dụng là: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình.

Tháng 5 năm 1958, đang là mùa thu hoạch bận rộn trên bình nguyên Hoa Bắc. Nhưng, từ Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc, Bí thư khu ủy Hàng Thủy cho đến Bí thư huyện ủy Từ Thủy, sau khi nhận được thông báo của Văn phòng trung ương, phải tập trung tại chiêu đãi sở chờ ba ngày ba đêm. Ban ngày không dám đi đâu, ban đêm không dám ngủ, chỉ cần nghe tiếng chuông điện thoại réo, họ phải đến ngay đoàn tàu của “lãnh tụ vĩ đại”, báo cáo tình hình tốt đẹp của tỉnh, của khu, của huyện.

Đoàn tàu của Mao dừng lại ở ga Thành Xa thuộc huyện Từ Thủy ba ngày ba đêm, giống như con sâu dài màu xanh, nó nằm yên, chỉ làm khổ bốn phía nhà ga bị phong tỏa, bộ đội cảnh vệ canh gác. Càng khô hơn là, bạch đinh nơi phố huyện, sinh hoạt, lao động của họ bị nhiều hạn chế vô cớ.

Mấy hôm nay “lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông” giam mình trong phòng làm việc, tỏ ra buồn rầu, thỉnh thoảng nổi cáu. Những nhân viên đi theo Mao như các bác sĩ, y tá không hiểu ra sao. Ngày thứ nhất, Mao ra lệnh không tiếp các quan chức địa phương, không nghe báo cáo, không dự tọa đàm; ngày thứ hai, Mao ngồi trong phòng làm việc thở dài thườn thượt, không chịu ăn uống gì; ngày thứ ba, Mao nằm dài trên giường, không dậy, mấy cậu phục vụ đem sữa, xúp, đem trà Ngân Châm vùng Quân Sơn, hồ Động Đình, ông ta ném cả chén trà.

Hoàng đề buồn, không ăn, không uống, không nói chuyện, nhân viên phục vụ trên đoàn tàu cảm thấy không khí ngưng đọng, trái đất như ngừng quay. Họ chỉ còn biết trông vào Uông Đông Hưng, Phó văn phòng trung ương Đảng, vệ sĩ trưởng của Mao. Uông Đông Hưng là người Giang Tây, xuất thân là một đứa trẻ càn quấy, là người Mao rất tin tưởng, mà cũng là người duy nhất được mang theo vũ khí vào chỗ ở của Mao. Nhưng lúc này Uông Đông Hưng cũng chẳng hiểu ra sao. Sự việc quả là nghiêm trọng, Uông Đông Hưng vò đầu bứt tai, vô cùng lo lắng. Trưa hôm đó, trong lúc Mao đang ngủ, Uông Đông Hưng lén vào phong làm việc của Mao, phát hiện trên cái bàn làm việc rất lớn có một tập “Nhân Dân nhật báo”, trong đó có một tờ báo bên lề trắng là một hàng tên một người, được viết bằng bút mực,chính là nét chữ của “lãnh tụ vĩ đại”:

Trương Dục Phượng, Trương Dục Phượng, Trương Dục Phượng, Trương Dục Phượng, Trương Dục Phượng…

Uông Đông Hưng đọc được cái tên này, chợt lòng sáng lên: Trời đất ơi, thì ra cô ta! Được lắm, có ngay….

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới