Thursday, April 25, 2024
Trang chủQuân sựMoscow có thể bất ngờ vì TQ không còn thèm vũ khí...

Moscow có thể bất ngờ vì TQ không còn thèm vũ khí chiến thuật Nga

Hiện nay, người ta có thể bất ngờ vì Trung Quốc không quan tâm đến các vũ khí chiến thuật mà đang để mắt tới các loại vũ khí chiến lược của Nga.

Thuỷ thủ Nga và Trung Quốc trong một cuộc tập trận quy mô lớn gần lãnh thổ Liên bang Nga

Trung Quốc dựa vào vũ khí của “đại ca Nga” để đối phó với Mỹ

Khi bàn về các loại vũ khí mà quân đội Trung Quốc đang và sẽ sử dụng trong chiến lược chống can dự, chống xâm nhập để đối phó quân đội Mỹ ở châu Á, báo Russia beyond the headlines có nhắc lại rằng trong các loại sổ tay, hướng dẫn tác chiến của Lầu Năm Góc cũng đã thừa nhận rằng hiện nay không có loại chiến hạm nào của phương Tây có khả năng đánh chặn được các tên lửa siêu thanh Raduga Kh-22 (NATO định danh là AS-4 Kitchen, hiện nay có phiên bản nhỏ hơn với tên gọi KSR-5) do Liên Xô/Nga chế tạo.

Trong thập niêm 1980, lực lượng không quân hải quân Nga đã rất tự tin về khả năng bắn chính xác và khó bị bắn chặn của các tên lửa Raduga Kh-22.

Mỗi máy bay ném bom tầm xa Tu-22M Bachfire của Nga có thể mang theo duy nhất 1 tên lửa Kh-22 với đầu đạn hạt nhân đi kèm.

Theo đánh giá của các chuyên gia về vũ khí quân sự Mỹ Bill Sweetman và Bill Gunston, các tên lửa tấn công Kh-22 của Nga có thể được lập trình chính xác đến mức có thể bắn qua cửa sổ của Lầu Năm Góc.

Trong ba thập kỷ qua, độ chính xác và sức mạnh của các tên lửa do Nga nghiên cứu và chế tạo đã được cải thiện nhiều lần.

Trang Air Power Australia cũng phải đưa ra một nhận xét rất thực tế là: “Chúng ta đã từng nghe nói nhiều rằng các máy bay ném bom của Liên Xô với các tên lửa hành trình chống hạm siêu mạnh, được trang bị các hệ thống tác chiến điện tử tinh vi.

Trên thực tế các vũ khí này hoạt động còn tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ. Hiện nay, các tên lửa do Nga sản xuất có các đầu đạn có khả năng huỷ diệt mạnh hơn cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh”.

    Moscow có thể bất ngờ vì TQ không còn thèm vũ khí chiến thuật Nga - Ảnh 2

Oanh tạc cơ TU-22M Backfire

Kế hoạch chiến lược quân sự của Trung Quốc

Khi nói về chiến lược quân sự của Trung Quốc, trang Russia beyond the headlines cho rằng quân đội Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là bằng mọi giá phải phát triển và bố trí được một lực lượng máy bay ném bom tầm xa đủ mạnh để có thể tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Australia hoặc đảo Guam của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Bình luận của Russia beyond the headlines nhấn mạnh điều này bởi Australia và Guam đều là những khu vực có các căn cứ quân sự chứa vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân lớn nhất của Hoa Kỳ ở châu Á.

“Liệu người Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng máy bay ném bom H-6 (phiên bản copy của máy bay ném bom Tu-16 của Liên Xô) hay họ sẽ tìm cách mua được máy bay ném bom Tu-22 Backfire của Nga còn chưa rõ, nhưng, một điều có thể chắc chắn là Không quân Trung Quốc sẽ học theo gương của lực lượng không quân hải quân Nga trong các lĩnh vực như trinh sát, theo dõi mục tiêu và chiến thuật tấn công…

Nghiên cứu học thuyết quân sự và chiến lược hải quân của quân đội Liên Xô trước đây, Nga ngày nay vẫn còn giá trị trong giai đoạn hiện nay.

Thậm chí, trang phân tích quân sự Air Power Australia cũng đã nhắc lại rằng khi quân đội Trung Quốc, Ấn Độ hoạch định chiến lược, học thuyết quân sự của mình họ đều tham khảo và điều chỉnh không nhiều học thuyết quân sự thời Liên Xô.

Xét về khía cạnh kỹ thuật, có thể khẳng định là tất cả các hệ thống vũ khí, khí tài hiện đại đang được sản xuất, trao đổi trên thị trường đều bắt nguồn từ các vũ khí quân sự cơ bản do Liên Xô thiết kế.

Trung Quốc hiện nay không chỉ mua các loại tên lửa của Nga sản xuất được trưng bày trên kệ mà còn tiến hành copy, đảo ngược công nghệ một số loại tên lửa hành trình của người Nga để phục vụ lợi ích riêng của mình.

    Moscow có thể bất ngờ vì TQ không còn thèm vũ khí chiến thuật Nga - Ảnh 3

Tàu ngầm Akula

Một trong những con đường mà Trung Quốc đã khai thác rất triệt để và hiệu quả đó là thông qua Ucraine – một trong những quốc gia từng là thành viên quan trọng, không thể thiếu của khối đồng minh Liên Xô.

Dựa vào công nghệ vũ khí của Nga, đặc biệt là lợi dung tình hình ở Ucraine, Trung Quốc đã gặt hái được những thành quả và tiến bộ nhất định với khả năng hiện nay là sản xuất được các tên lửa nguy hiểm hơn, có thể tạo ra những thách thức thực sự đối với năng lực quân sự của Mỹ ở châu Á.

TQ không còn thèm để mắt đến vũ khí chiến thuật của Nga

Tờ báo của Nga nhận định, trong giai đoạn hiện nay, người ta có thể bất ngờ vì Trung Quốc không quan tâm đến các vũ khí chiến thuật mà đang để mắt tới các loại vũ khí chiến lược của Nga. Liệu rằng Moscow có sẵn lòng cung cấp chúng cho Trung Quốc hay không sẽ cần thêm thời gian để khẳng định nhưng có những dấu hiệu rất đáng chú ý trong giai đoạn gần đây.

Đó là, thực tế là các chủng loại vũ khí chiến lược không bao giờ có trong danh mục sẵn bán cho nước ngoài (đặc biệt là với Nga).

Tuy nhiên, thời gian gần đây, phương Tây liên tục gia tăng trừng phạt nhằm vào nước Nga, khiến cho nền kinh tế do Moscow chao đảo, lâm vào tình cảnh khó khăn. Chính vì vậy, Nga có thể sẽ bán cho Trung Quốc “những món đồ chơi lớn” (cụm từ báo Nga dùng để chỉ các loại vũ khí chiến lược) như oanh tạc cơ ném bom Tu-22M Backfire, tàu ngầm Akula…

Robert Farley – chuyên gia phân tích quân sự Mỹ từng nói trên tờ tạp chí Lợi Ích quốc gia rằng “căng thẳng tệ hại giữa Nga và các thành viên NATO có thể không tạo ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới nhưng rõ ràng có thể nhận thấy một thực tế đó là một môi trường lý tưởng cho Nga có thể hợp tác mạnh hơn với Trung Quốc để làm tổn thương các lợi ích của Mỹ”.

    Moscow có thể bất ngờ vì TQ không còn thèm vũ khí chiến thuật Nga - Ảnh 4

Tên lửa S-400

Gần đây, Nga cũng đã công khai tuyên bố về thoả thuận bán các hệ thống tên lửa phòng không tối tân S-400 cho Trung Quốc. Với S-400, Trung Quốc sẽ có được một trong những thành phần vô cùng quan trọng của chiến lược chống ngăn chặn, chống can dự nhằm vào Mỹ.

Một vũ khí hải quân vô cùng quan trọng nữa mà Trung Quốc sẽ có được từ Nga là các tàu ngầm tấn công chạy êm Akula – thứ vũ khí mà bản thân Trung Quốc không thể tự chế tạo. Với các tàu ngầm Akula, năng lực đối phó với các tàu ngầm tối tân của Hải quân Mỹ cũng sẽ tăng mạnh chưa từng có.

Trước đây, phía Nga bảo vệ các công nghệ tàu ngầm vô cùng chặt chẽ bởi đây là lĩnh vực chế tạo then chốt, quyết định vị thế của các cường quốc quân sự. Tuy nhiên, những năm gần đây, Nga đã uỷ quyền cho Ấn Độ và một điều có thể dự đoán là rất có thể Nga sẽ chiều theo mong muốn của Trung Quốc về lĩnh vực này để đổi lại các lợi ích kinh tế…

RELATED ARTICLES

Tin mới