Saturday, April 20, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiLàm thế nào để hạn chế hàng Tàu vào Việt Nam

Làm thế nào để hạn chế hàng Tàu vào Việt Nam

Theo ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, quyết định khởi xướng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam, đang được tiến hành. Hy vọng, khi áp dụng tự vệ hàng bột ngọt nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và các thị trường khác, sẽ được giảm bớt và sản xuất trong nước được phục hồi. 

Ngày 9/6/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam. Sau khi xem xét hồ sơ, Bộ Công Thương đã xác nhận đơn yêu cầu của Bên yêu cầu là đầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật. 

Theo đó, ngày 1/9/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 9269/QĐ-BCT, về việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam. 

Theo thông báo của Bộ Công Thương, công ty Vedan đang chiếm 46,95% tổng sản lượng bột ngọt được sản xuất trong nước. Đơn kiện của Vedan cũng được Công ty TNHH Ajinomoto Việt Nam ủng hộ. 

Chia sẻ với báo chí về vụ kiện này, ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh – Bộ Công Thương cho biết, những cuộc chuẩn bị khởi xướng điều tra khi chưa có quyết định điều tra chính thức theo quy định của pháp luật, thì Cục Quản lý cạnh tranh không được tiếp xúc và trao đổi các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đây là quy định của luật pháp Việt Nam và quy định của các tổ chức thương mại thế giới. 

Ông Nam cũng cho hay, ngày 1/9/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã chính thức ban hành quyết định khởi xướng điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam. Vedan là một nguyên đơn có đủ tỷ lệ phần trăm trên thị trường theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, còn có doanh nghiệp Ajinomoto là một bên ủng hộ. 

“Như vậy, toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc kiến nghị, đề nghị áp dụng biện pháp tự về đã đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp lệnh tự vệ cũng như phù hợp với hiệp định tự vệ của WTO”, ông Nam khẳng định. 

Liên quan đến mức thuế sẽ áp dụng đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu trong thời gian tới, ông Nam cho biết, chưa thể nói mức thuế áp dụng sẽ là bao nhiêu bởi, theo quy định pháp lệnh tự vệ thì quá trình điều tra không quá 6 tháng và tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc, có thể gia hạn thêm không quá 2 tháng. Trong quá trình điều tra Cục Quản lý cạnh tranh phải nắm bắt các số liệu, dữ liệu, có những vụ việc phải điều tra tại chỗ các bên có liên quan … 

Lãnh đạo Cục quản lý cạnh tranh khẳng định, để tổng hợp được các dữ liệu đó, đơn vị điều tra phải tính toán mức độ áp dụng tự vệ làm sao nền sản xuất trong nước được phục hồi trở lại và hoạt động sản xuất bình thường. Vì vậy chưa có con số chính xác sẽ áp dụng thuế, vì phải để các điều tra viên nắm bắt đầy đủ các số liệu và tính toán đầy đủ biên độ, mức độ tự vệ. 

“Hi vọng rằng, trong vòng 6 tháng sau khi khởi xướng điều tra, chúng ta sẽ có được số liệu đầy đủ. Với kinh nghiệm đã khởi xướng điều tra và áp dụng một số biện pháp phòng vệ thương mại gồm có chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, thì việc áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ phần đóng góp tích cực để phục hồi sản xuất trong nước”, ông Nam chia sẻ. 

Được biết, trong giai đoạn 2012-2014, mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh từ các nước, trong đó có Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ, được xem là những nơi mạnh về sản xuất bột ngọt trên thế giới. Trong đó, riêng bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 76% tổng khối lượng bột ngọt nhập vào Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới