Tàu ngầm từ vịnh Á Long có thể trực tiếp xâm nhập Biển Đông ở phía đông và xâm nhập vịnh Bắc Bộ, bờ biển Việt Nam ở phía tây.
Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc ở quân cảng (nguồn Tân Hoa xã)
Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 16 tháng 9 dẫn trang mạng “Tuần san công nghệ hàng không và không gian” Mỹ ngày 10 tháng 9 đưa tin, vịnh Á Long ở cực nam đảo Hải Nam rất có thể trở thành khu vực điểm nóng trong xung đột trên biển, bởi vì một số nhà phân tích gọi nó là căn cứ tàu ngầm lớn nhất trên thế giới.
Vịnh Á Long nằm ở ven thành phố du lịch Tam Á, đã cung cấp con đường để tàu ngầm xâm nhập Biển Đông ở phía đông và xâm nhập vịnh Bắc Bộ và bờ biển Việt Nam ở phía tây.
Theo bài báo, chính như tác phẩm “Thùng thuốc súng châu Á: Vấn đề Biển Đông và sự kết thúc của ổn định Thái Bình Dương” của Bob Kaplan đã viết: Trung Quốc đang chuyển các nguồn lực hải quân đến khu vực này của Hải Nam. Nó là “khu neo đậu có vị trí gần nhất” trên biển của Trung Quốc, nhất là đối với tàu ngầm.
Theo bài báo, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hoàn toàn không áp dụng biện pháp che giấu hành động quân sự của hải quân ở vịnh Á Long – từ bãi biển của khu nghỉ mát lân cận có thể nhìn thấy cột buồm của một số tàu chiến. Nhưng, Trung Quốc luôn tìm mọi cách không để Mỹ theo dõi, ghi chép hoạt động tuần tra của tàu ngầm tại khu vực này.
Tàu ngầm Hải quân Trung Quốc (nguồn mạng sina) |
Bài báo cho biết, Trung Quốc đã thi công công trình tàu ngầm ở trong vách núi và đường ngầm dưới núi lớn ở vịnh Á Long, hơn nữa vệ tinh và máy bay tuần tra săn ngầm trên biển P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đều không thể quay chụp được những công trình này.
Nhà phân tích cho rằng, Mỹ có nhiều nhiệm vụ trinh sát để giải mã bí mật của tàu ngầm Trung Quốc, giống như nhiệm vụ trinh sát để theo dõi Bắc Kinh xây đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông.
Mỹ dựa vào máy bay tuần tra P-8A để thực hiện nhiệm vụ theo dõi và tác chiến chống tàu ngầm. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Harry Harris cho biết, tàu chiến trên biển và vũ khí tác chiến của nó cũng có thể triển khai tác chiến săn ngầm, nhưng không có tốc độ và phạm vi bay của máy bay tuần tra P-8A.
Theo bài báo, tàu ngầm Trung Quốc tuần tra có tầm ảnh hưởng chiến lược tiềm tàng, đặc biệt là do Trung Quốc đang sử dụng tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo triển khai hành động biển xa quy mô lớn.
Tàu ngầm thông thường lớp Tống, Hải quân Trung Quốc |
Công ty RAND Mỹ gần đây công bố báo cáo cho biết: “Do tàu ngầm hạt nhân chiến lược của họ đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tuần tra, Hải quân Trung Quốc sẽ phát huy vai trò ngày càng quan trọng trên phương diện răn đe hạt nhân”.
Trong một báo cáo liên quan đến hiện đại hóa hải quân, Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho rằng: “Cách làm hiện đại hóa tàu ngầm của Trung Quốc đã gây ra quan ngại rộng rãi”.
Theo bài báo, trong một báo cáo liên quan đến Trung Quốc, Lầu Năm Góc Mỹ cho biết: “Trong mười năm tới, Trung Quốc có thể chế tạo 1 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 hoàn toàn mới, điều này không chỉ sẽ nâng cao năng lực chống mặt nước cho Hải quân Trung Quốc, mà sẽ còn giúp họ triển khai nhiều hành động tấn công đối đất bí mật hơn”.
Tàu ngầm thông thường lớp Kilo, Hải quân Trung Quốc |