Friday, March 29, 2024
Trang chủBiển nóngTQ mở con đường tơ lụa trên không

TQ mở con đường tơ lụa trên không

Gần đây Trung Quốc đã đưa ra sáng kiến Con đường tơ lụa mới, hay ‘Một vành đai, một con đường’.

Nó không chỉ có trên biển, đất liền mà còn ở cả trên không. Thông qua sáng kiến nói trên, Bắc Kinh muốn trở thành một “gã khổng lồ” vươn tới mọi ngõ ngách trên hành tinh?

3 chiếc vòi bạch tuộc

Theo tờ Diplomat, ngày 23/9 mới đây, chuyến bay Flight HU7937 của Hãng hàng không Hainan Airlines của Trung Quốc đã hạ cánh xuống sân bay Vaclav Havel, Praha, CH Czech, chuyến bay thẳng đầu tiên giữa Trung Quốc với CH Czech, viên gạch đặt nền móng cho Con đường tơ lụa trên không (Road Air Silk hay RAS) từ lâu Trung Quốc đã tham vọng nhắm tới.

Trong diễn văn khai mạc đọc tại thủ đô Czech, TGĐ của Hainan Airlines, Xie Haoming đã bày tỏ tương lai triển vọng cho sự hợp tác tương lai. “Với việc triển khai sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’, Trung Quốc muốn mở cửa thị trường hàng không sang châu Âu, từ đây tới những vùng đất mới, tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh, du lịch và hợp tác kinh tế với các nước châu Âu”.

Trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng cho sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ (gọi tắt là sáng kiến OBOR), Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình đã nhấn mạnh đến việc tập trung vào tuyến đường sắt, hàng hải và hàng không. Ba hướng đi chính của OBOR, tạo thành bức tranh đa màu, giống như chiếc vòi bạch tuộc vươn tới mọi miền trên trái đất.

Với sáng kiến này, Trung Quốc sẽ xây dựng một vành đai trên biển và một vành đai trên đất liền, cả sắt lẫn bộ nối liền Trung Quốc với tây Âu, tổng chiều dài lên tới 11.000 km. Riêng vành đai trên biển gồm các tuyến hàng hải và cảng thương mại do Trung Quốc tài trợ.

Bắc Kinh tiết lộ sẽ đầu tư hơn 200 tỷ USD cho các dự án này, thậm chí cả hệ thống đường ống dầu mỏ và khí đốt, cầu cảng lẫn các cơ sở hạ tầng.

Trong số 193 dự án hàng không dân dụng được Trung Quốc thực hiện trong 2015, có 51 dự án chiến lược, với tổng chi phí lên tới 32 tỷ $. Trong hai năm qua, Trung Quốc đã xây dựng 15 sân bay mới và mở rộng 28 sân bay hiện có, kết nối trực tiếp với châu Âu qua Trung Á.

Tham vong banh truong moi: Con duong to lua tren khong
Máy bay hãng hàng không China Southern Airlines và chuyến bay đầu tiên từ Guangzhou tới sân bay quốc tế Jomo Kenyatta ở Nairobi, Kenya trong khuôn khổ RAS hồi tháng 8/2015

Để thực hiện tham vọng kinh tế, nhất là trong bối cảnh tăng trưởng của Trung Quốc đang có  chiều hướng chậm lại, OBOR sẽ giúp cho nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục có đà.

Theo Bắc Kinh, tuyến đường tơ lụa mới không chỉ có trên biển, trên đất liền mà còn có cả trên không, bởi hàng không đóng một vai trò quan trọng giúp Trung Quốc tăng nhanh tiềm lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị, nâng cao vai trò chính trị của Bắc Kinh.

Để thực hiện chiến lược này, hồi tháng 6 vừa qua Trung Quốc đã đăng cai Diễn đàn Phát triển Hàng không Dân dụng, ông Li Jiaxiang TGĐ Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết, phát triển cơ sở hạ tầng hàng không rẻ hơn so với đường bộ và đường sắt, có tác dụng đẩy nhanh tiến độ thương mại giữa Trung Quốc và các quốc gia dọc theo tuyến đường tơ lụa. Nhất là các quốc gia gần xa mạc và rừng núi, thì vận tải hàng không được xem là sự lựa chọn tối ưu về chi phí.

Đầu tư hàng không dân dụng là một trong những hạng mục quan trong trong  Kế hoạch năm năm lần thứ 13 của Trung Quốc, sẽ được đưa ra bàn luận trong một phiên họp quan trọng của Bắc Kinh vào cuối tháng 10 năm nay.

Theo đồn đoán, CAAC đã cam kết sẽ tiếp tục mở “không phận” của các phương tiện vận tải hàng không của Trung Quốc từ Nam và Trung Á, cho phép tăng cường nhiều tuyến bay trực tiếp.

Đây là một động thái rất cần thiết để tăng cường năng lực cho các hãng hàng không nhà nước Trung Quốc.

Đầu năm 2015 vừa qua, CAAC đã được Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc trao thêm quyền, khuyến khích các hãng hàng không của mình “hướng ngoại”, thông qua việc thành lập các tập đoàn hàng không lớn với mạng lưới hoạt động rộng khắp và khả năng cạnh tranh quốc tế cao.

RELATED ARTICLES

Tin mới