Friday, December 27, 2024
Trang chủThâm cung bí sửDàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 9 )

Dàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 9 )

Tôi hỏi một chuyên gia nghiên cứu chiến lược Trung Quốc tại sao Trung Quốc không thể bỏ qua những động thái nhỏ nhặt coi thường nhà nước Cộng hòa Nhân dân của người Đài Loan. Ông thở dài mà rằng: “Chúng tôi bị kẹt trong bộ máy tuyên truyền của chính mình. Bộ máy tuyên truyền khiến chúng tôi khó mà không phản ứng gì trước các động thái của Đài Loan hoặc Hoa Kỳ.

Hình ảnh Đài loan trong thảm họa

Những gì người dân biết về thế giới đều bị lọc qua truyền thông Trung Quốc. Chỉ có các chuyên gia quan hệ quốc tế mới tiếp cận tin tức phương Tây trực tiếp từ các website phương Tây. Tất cả những đối tượng khác đều đọc những tin này trên báo chí chính thống hay phổ thông, hoặc qua cá trang mạng của Trung Quốc. Mọi thông tin đều đi qua lăng kính của Trung Quốc.

Sau vụ đánh bom đại sứ quán Trung Quốc năm 1999 ở Belgrade và các vụ biểu tình của sinh viên phản đối tại đại sứ quán cùng các lãnh sự quán của Hoa Kỳ sau đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ đạo truyền thông sử dụng ngôn từ mềm mỏng hơn trong các tin bài về Hoa Kỳ. Chủ nghĩa yêu nước quá mức có thể không tốt nếu nó khơi mào các cuộc biểu tình đe dọa sự lãnh đạo của Đảng hay đẩy chính phủ vào tình trạng đối đầu với siêu cường Hoa Kỳ. Các cơ quan kiểm duyệt chặn tất cả lời chỉ trích tổng thống Hoa Kỳ trên báo chí và định hướng cho truyền thông đăng tải các thông tin về Hoa Kỳ với giọng điệu ít thù địch hơn. Lục tìm thư mục điện tử của tờ Nhân dân Nhật báo, chúng ta có thể thấy những từ ngữ bài xích và khiêu khích Hoa Kỳ như “chủ nghĩa bá quyền” (chỉ sự nổi trội của Hoa Kỳ trên thế giới) và “đa cực” (chỉ mục tiêu làm giảm quyền lực của Hoa Kỳ) được sử dụng đạt đến đỉnh điểm năm 1999 và sau đó giảm hẳn, trừ một giai đoạn quay trở lại đôi chút sau vụ va chạm máy bay năm 2001. Cụm từ thân thiện “đôi bên cùng có lợi” ngày càng được sử dụng nhiều trong giai đoạn này.

Khi xảy ra vụ va chạm giữa máy bay do thám của Hoa Kỳ và chiến đấu cơ của Trung Quốc, các nhà báo phẫn nộ với những chỉ thị kiềm chế ngay cả khi các diễn đàn trên mạng đang sôi sục. Một nhà sản xuất CCTV đã phản đối cách Ban Tuyên truyền định hướng tin bài về vụ tai nạn. Ông nói: “Mọi người không thích. Người ta muốn kiếm tiền, muốn tạo ra các chương trình lôi cuốn và hấp dẫn. Ngườ ta lo lắng về mức xếp hạng vì các doanh nghiệp mua quảng cáo muốn xem để biết kênh hay chương trình truyền hình nào có lượng khán giả lớn”. Một chuyên gia đại học xuất hiện trên một chương trình đối thoại của CCTV vài ngay sau khi vụ va chạm xảy ra để bàn luận về sự kiện đó phát hiện ra rằng tất cả những người tham dự đối thoại đều được phím trước những chủ đề mà họ sẽ phải nói. Khi ông hỏi ai đã chuẩn bị những điều này, ông được trả lời “Trung ương Đảng”.

Từ cuối năm 1999, các nhà lãnh đạo Đảng đã dùng quyền kiểm soát truyền thông để bảo vệ mối quan hệ đặc biệt quan trọng với Hoa Kỳ khỏi những dư luận tiêu cực. Họ cấm truyền thông động chạm đến những vấn đề có thể khơi dậy trong dư luận làn sóng bài Hoa Kỳ trước và sau các hội nghị thượng đỉnh với tổng thống Hoa Kỳ hay trong thời gian diễn ra các cuộc gặp cấp cao khác. Chẳng hạn truyền thông tịnh không có tin về việc Lầu Năm Góc xuất bản Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân (Nuclear Posture Review), báo cáo về việc phát triển các vũ khí hạt nhân mới, vì như một chuyên gia nghiên cứu chiến lược cho biết: “Giang Trạch Dân đã lệnh không cho phép bất cứ thứ gì cản trở xu hướng tích cực trong quan hệ với Hoa Kỳ trước chuyến thăm của ông đến Crawford, Texas để gặp Bush”. Việc Hoa Kỳ ngược đãi các tù nhân Iraq ở Abu Ghraib là mục tiêu công kích kịch liệt của truyền thông ở Hoa Kỳ hơn là ở Trung Quốc. Khi Tổng thống Bush thăm Bắc Kinh mùa thu năm 2005, phía Trung Quốc đã từ chối yêu cầu của đoàn Hoa Kỳ là truyền hình trực tiếp cuộc họp báo giữa hai tổng thống vì họ muốn che giấu công chúng bất cứ xung đột nào giữa hai nhà lãnh đạo.

 Mặc dù vậy, các chính khách Trung Quốc biết rằng dùng truyền thông để lợi dụng sự oán hận Hoa Kỳ của công chúng sẽ khiến họ trở nên nổi tiếng hơn. Năm 2005, khi Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Donal Evans gặp người đồng cấp mới, nhân vật đẹp trai và tham vọng Bạc Hy Lai ở Bắc Kinh, họ Bạc đã vi phạm quy tắc lễ tân ngoại giao khi phê bình thẳng vào mặt cá nhân Evans trước sự hiện diện của báo chí. Khi chụp ảnh kỷ niệm, các quan chức thường nói chuyện phiếm vui vẻ với nhau một cách xã giao, thì họ Bạc lại chủ động đưa ra đánh giá rằng Evans chỉ làm tốt 70% công việc, còn 30% là tệ. Sau đó, khi hai người bước vào phòng họp, họ Bạc lại quay sang báo chí Trung Quốc đang theo dõi ngoài cửa và nhắc lại lời chỉ trích nhẹ nhàng trên. Evans ngượng ngùng, bị bỏ mặc phải tự đi vào phòng một mình.

Phản hồi: thông tin truyền thông về dư luận

Các nhà hoạch định chính sách ngoại giao rất chú ý đến truyền thông và cho rằng khác với kiểu tuyên truyền cứng nhắc trên báo chí chính thống, Hoàn cầu Thời báo và Internet phản ánh đúng những gì công chúng đang nghĩ. Tất cả các quan chức ngoại giao mà tôi có dịp hỏi chuyện đều nói họ ngày càng cảm thấy áp lực từ dư luận yêu nước. Tôi hỏi: “Làm sao mà ông/bà biết được công luận thực sự như thế nào?”. Họ đáp: “Rất đơn giản, tôi tìm thấy trên tờ Hoàn cầu Thời báo và Internet”.

 Các bản tóm tắt tin tức và các bình luận trên mạng được Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước, Vụ Thông tin của Bộ Ngoại giao và thư ký riêng của các quan chức ngoại giao chuẩn bị. Bản thân những quan chức cấp cao cũng lên mạng tìm hiểu dư luận ngày càng nhiều. Khi đại dịch SARS hoành hành, cả Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đều nói một cách công khai rằng họ đã lên mạng để đọc những gì người dân viết. Tờ báo tiếng Anh chính thống China Daily nhận định: “Thế giới mạng, trong một chừng mực nào đó, đang dần trở thành nơi lý tưởng để tìm hiểu dư luận. Rõ ràng công chúng có thêm một kênh nữa để tương tác với chính quyền… Chúng ta đã thấy nhiều ý kiến dư luận thể hiện trên mạng được chính phủ quan tâm. Các bài báo trên báo chí chính thống khi muốn tăng mức độ tin cậy cũng trích dẫn những phát ngôn của người dân trên mạng, chẳng hạn sự ủng hộ của công chúng với việc tăng chi phí quốc phòng, hay về vụ ngược đãi tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới